Điều chỉnh và ban hành các văn bản, quy định nhà trường (quy định nội bộ) phù hợp với thực tế, cải thiện chế độ đãi ngộ, tạo điều kiện khuyến

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 85)

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2

3.2.5.Điều chỉnh và ban hành các văn bản, quy định nhà trường (quy định nội bộ) phù hợp với thực tế, cải thiện chế độ đãi ngộ, tạo điều kiện khuyến

nội bộ) phù hợp với thực tế, cải thiện chế độ đãi ngộ, tạo điều kiện khuyến khích tự học, bôi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên

Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản, nội quy, quy chế và chính sách của nhà trường sẽ tạo thành một hành lang pháp lý cho nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và các chiến lược đề ra. Đồng thời với việc tạo ra hành lang pháp lý, hệ thống các văn bản, chính sách đầy đủ sẽ tạo ra tâm lý ổn định, yên tâm công tác cho đội ngũ giảng viên. Ngoài cơ chế phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ giảng viên, vì họ được làm việc trong môi trường dân chủ, công bằng, bình đẳng, phát triển theo khả năng của từng người, đồng thời phát huy được sức mạnh tập thể.

Hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách, các quy định, quy chế nội bộ, liên quan đến việc xây dựng các tiêu chí về người giảng viên và xếp loại giảng viên, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với giảng viên trường Cao đẳng nghề đường sắt.

Việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản nội bộ không phải là một công việc đơn giản, nó phải được xây dựng trên cơ sở thực tế phát triển của nhà trường, của đại diện các phòng, khoa, trung tâm trong toàn trường; Văn bản quy định nội bộ trước khi ban hành phải gửi đi các đơn vị trong toàn trường để lấy ý kiến đóng góp, Ban dự thảo, chỉnh sửa van bản tổng hớp các ý kiến, trình Hiệu trưởng để thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu thấy chưa phù hợp ở lĩnh vực nào thì tiếp tục chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp

Việc soạn thảo các văn bản quy định nội bộ là công việchết sức nhạy cảm, nó liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, viên chức trong trường. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức nói chung được xem xét trên hai khía cạnh, vật chất và phi vật chất. Nếu đãi ngộ tốt, phù hợp với sức lao động thì người lao động sẽ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và yên tâm công tác, thúc đẩy được quá trình nâng cao chất lượng đào tạo.

Việc cải thiện chế độ đãi ngộ, đáp ứng nhu cầu cơ bản đối với giảng viên chính là một trong những cách tốt nhất tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy, kích thích sự sáng tạo trong dạy học. Với thực tế hiện nay, giá cả thị trường ngày một tăng cao, trong khi lương chưa được Đường sắt Việt Nam duyệt lên 830 000đ/tháng (lương cơ bản), Lương một số

công nhân trong ngành đường sắt còn chưa được trên 2 000 000đ (đối với các công ty trong ngành đường sắt thì có tới trên hai nghìn công nhân trong ngành đường sắt tự bỏ việc) trong lúc này nhà trường cần có chế độ đãi ngộ đối với giảng viên hợp lý.

Chế độ đãi ngộ của nhà trường hiện nay đối với việc học tập nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên là đảm bảo yêu cầu; Nhà trường hỗ trợ 100% tiền học phí đối với cán bộ, giảng viên đi học Thạc sỹ và Tiến sỹ (với điều kiện học trong nước, sau khi học xong, phục vụ cho nhà trường ít nhất từ 5 năm trở lên mới được chuyển nơi khác nếu có nhu cầu).

Đối với giờ giảng chuẩn trong một năm học, nhà trường áp dụng giờ giảng chuẩn do Bộ Lao động thương binh & xã hội; mỗi năm được trừ 2 tuần nghiên cứu khoa học, các công việc khác như: Giáo viên chủ nhiệm, các chức danh như tổ phó bộ môn trơ lên đều được giảm số giờ chuẩn. Vì vậy mà hàng năm đội ngũ giáo viên đều thừa giờ, đây cũng là nguồn tăng thu nhập cho đội ngũ giảng viên, tăng thêm tinh thần để đội ngũ giảng viên ngày càng gắn bó với trường, tích cực tham gia công tác giảng dạy.

Đối với công tác nghiên cứu khoa học: Nhà trường có chế độ hỗ trợ kinh phí làm đề tài, chế độ nhuận bút khi hoàn thành giáo trình, chỉnh sửa giáo trình…

Để phát triển đội ngũ giảng viên của mình hơn nữa, về chất lượng và số lượng, trường Cao đẳng ngề đường sắt cần quan tâm hơn nữa về tinh thân và vật chất, để đội ngũ giảng viên yên tâm công tác giảng dạy và tự nghiên cứu sáng tạo trong công tác dạy học.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 85)