Công tác xây dựng các chính sách phát triển ĐNGV trường CĐN đường sắt

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 61)

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2

2.3.2. Công tác xây dựng các chính sách phát triển ĐNGV trường CĐN đường sắt

a. Chính sách tuyển dụng

Khâu tuyển dụng giáo viên ở trường CĐN Đường sắt những năm vừa qua chưa được quan tâm đúng mức. Chưa khuyến khích được giáo viên trẻ mới ra trường để về trường làm việc.

b. Việc bố trí sử dụng giáo viên chuyên ngành các trường CĐN

Việc bố trí, sử dụng ĐNGV chuyên ngành ở trường CĐN Đường sắt cũng chưa đảm bảo tính hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Có thể kể đến một số tồn tại:

- Việc phân công chuyên môn giảng dạy, phân công hướng dẫn giúp đỡ giáo viên chuyên ngành trong giai đoạn tập sự chưa được thực hiện tốt, vì vậy không phát huy được khả năng, trình độ của giáo viên tin học.

- Các trường CĐN Đường sắt chưa có kế hoạch, qui trình bồi dưỡng ban đầu đối với những giáo viên trẻ về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, về công việc giảng dạy, về hoạt động giáo dục học sinh, về định hướng của nhà trường sắp tới và những đòi hỏi về sự phát triển của ĐNGV trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của nhà trường nơi đang công tác. Vì vậy, chưa hình thành được ĐNGV đủ mạnh, có lòng yêu nghề, yêu nơi công tác, khát khao muốn được học hỏi nâng cao năng lực của bản thân.

Việc huy động lực lượng xã hội (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…) phục vụ cho sự phát triển chuyên môn nói chung đã được tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các trường. Các tỉnh, thành phố chưa có những cơ chế mở, thông thoáng về mặt chính sách để trường CĐN Đường sắt có thể chủ động huy động nhiều nguồn lực theo phương thức xã hội hóa để trang bị hệ thống trang thiết bị phục vụ dạy và học.

- Việc tạo điều kiện cho ĐNGV tham gia các hoạt động ứng dụng tin học phục vụ công cuộc phát triển KT – XH, vào cuộc sống thực tiễn, phục vụ đáp ứng các nhu cầu CNH - HĐH còn rất hạn chế và mang tính tự phát. Đây cũng là một điểm yếu của việc phát triển ĐNGV. Việc khép kín hoạt động của giáo viên, một ngành khoa học phát triển nhanh chóng và mang tính chất toàn cầu, trong khuôn khổ bó hẹp của nhà trường sẽ hạn chế sự phát triển của giáo viên, đôi khi làm mai một những kiến thức đã được đào tạo của họ.

c. Về chính sách đối với công tác phát triển ĐNGV

Để tìm hiểu thực trạng chính sách đối với công tác phát triển ĐNGV, chúng tôi đặt câu hỏi cho CBQL và giáo viên: “Anh chị cho biết tác dụng của các chế độ chính sách hiện nay đối với việc phát triển ĐNGV ...”, kết quả trong bảng 2.11.

Bảng 2.11. Tác dụng của các chính sách đối với việc bồi dưỡng giáo viên

STT Chế độ CBQL Kết quả (ĐTBC) GV

1 Lương 1.88 1.98

2 Phụ cấp theo lương 1.77 1.90

3 Nhà ở, đất đai 1.70 1.55

4 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 2.33 1.86

5 Chế độ chuyển vùng 1.75 1.95

6 Phong tặng danh hiệu nhà giáo 1.72 1.98

7 Tặng huy chương, kỷ niệm chương 1.72 2.11

8 Bình chọn thi đua hàng năm 2.11 2.31

9 Thưởng 1.88 2.0

10 Gắn kết quả bồi dưỡng với sử dụng 2.19 2.07

Số liệu ở Bảng 2.11, ta có thể thấy: CBQL đánh giá cao tác dụng của các yếu tố chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bình xét thi đua hàng năm, gắn kết quả đào tạo bồi dưỡng với sử dụng, lương. Giáo viên đánh giá cao tác dụng của các

viên được hỏi, những yếu tố đã có tác động mạnh đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tin học là chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thi đua, khen thưởng.

Tuy nhiên, tác dụng của các yếu tố trên trong thời gian qua vẫn chỉ ở mức trung bình, chưa thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường tác dụng của các yếu tố trên cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các chế độ chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần đối với ĐNGV nói riêng, giáo viên CĐN nói chung.

Tóm lại, các địa phương trong những năm qua chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chế độ tuyển dụng một cách khoa học theo đúng qui trình quản lý nhân sự, để có thể chọn được những giáo viên chuyên ngành có phẩm chất tốt, có năng lực, trình độ cao, đúng ngành nghề, có khả năng thích ứng nghề nghiệp, với nhiệm vụ giảng dạy từng trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chưa chủ động cùng với các bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế chính sách sử dụng, đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ làm việc, lao động sáng tạo của ĐNGV, làm họ hứng thú, tích cực trong nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giáo dục học sinh, không ngừng phát triển bản thân, góp phần cho sự phát triển của từng trường và của ngành.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)