1. Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy
2.3.1. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
a, Về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng
a1. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khóa học
Khi đặt cho giáo viên câu hỏi: “Anh chị đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nào về tin học. Hãy đánh giá hiệu quả của các hình thức đó”. Kết quả thu được ở bảng 2.9.
Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên tin học về hiệu quả của các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tin học
TT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Hiệu quả
1 Đào tạo nâng chuẩn 2.14
2 Bồi dưỡng chuẩn hoá 2.10
3 Bồi dưỡng thường xuyên 2.09
4 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2.28
5 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 2.00
Từ các số liệu ở bảng 2.5 và kết quả trao đổi với CBQL, ĐNGV chúng tôi rút ra một số nhận xét:
+ Hiệu quả của các lớp đào tạo, bồi dưỡng đó hầu như chưa cao, phần lớn ở mức độ trung bình (kết quả trả lời xoay quanh giá trị trung bình là 2).
+ Các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên đề ở cụm chuyên môn ít được tổ chức và hiệu quả thấp nhất.
b, Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên chuyên môn
Qua khảo sát, ngoài hoạt động giảng dạy chính khóa, giáo viên trường Cao đẳng nghề đường sắt còn tham gia các hoạt động với mức độ như sau: 31% giáo viên tham gia biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy; 23.8% giáo viên dạy thêm tin học tại các trung tâm; 11.9% giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.
Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của giáo viên tin học cũng khác nhau: 99,1% giáo viên đọc sách chuyên môn; 73,2% đọc báo, tạp chí; 51,3% truy cập Internet; 48,2% tham gia các forum, diễn đàn liên quan đến tin học; 7.1% nghe Radio; 78,6% xem truyền hình; 19% xem biểu diễn văn nghệ, phim; 19% xem thi đấu thể thao; 21,4% tham gia luyện tập và thi đấu thể thao; 38% đi chơi với bạn bè.
Từ kết quả khảo sát trên, có thể đưa ra một số nhận xét:
+ Còn một tỉ lệ tương đối cao giáo viên dạy kiêm nhiệm, do đó việc đầu tư thời gian, tâm sức cho chuyên môn chắc chắn sẽ rất hạn chế, vì vậy chất lượng dạy học chuyên môn tin sẽ bị ảnh hưởng.
+ Tỉ lệ giáo viên chuyên môn tham gia biên soạn chương trình, tài liệu
giảng dạy (31% ), tham gia nghiên cứu khoa học (11.9%) là rất thấp.
+ Các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần, hiểu biết về đời sống xã hội được nhiều giáo viên tham gia. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên sử dụng thời gian nhàn rỗi để truy cập Internet, tham gia vào các forum, diễn đàn liên quan đến chuyên ngành trên mạng Internet, như một hoạt động đặc thù của giao viên tin học, còn quá thấp.
Tóm lại, để phát triển đội ngũ giảng viên các trường, cần sớm bố trí giáo viên dạy đúng chuyên ngành, tăng cường các hoạt động tự bồi dưỡng như truy cập Internet, tham gia trao đổi chuyên môn trên các forum, diễn đàn liên quan
đến chuyên ngành trên mạng Internet, tham gia các nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu tham khảo cho học sinh.
c, Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên chuyên môn
Để tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng ĐNGV, chúng tôi dùng câu hỏi: “Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn học, anh chị có nhu cầu bồi dưỡng về những nội dung nào dưới đây”. Kết quả thu được trong bảng 2.10
Bảng 2.10: Nhu cầu bồi dưỡng của ĐNGV
TT Nội dung bồi dưỡng Kết quả (%)
1 Bồi dưỡng những hiểu biết về đường lối chính sách
giáo dục của Đảng, Nhà nước. 69.0
2 Bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn 83.9
3 Bồi dưỡng những kiến thức về phương pháp dạy học 80.3
4 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 66.6
5 Bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học 69.0
Từ các số liệu ở bảng 2.10, có thể rút ra một số nhận xét:
+ Giáo viên có nhu cầu cao nhất về phương pháp dạy học môn chuyên ngành, tiếp theo là bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về phương pháp, về đường lối chính sách giáo dục của Đảng, nghiên cứu khoa học, cuối cùng là về ngoại ngữ. Tỷ lệ giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức là khá cao.
+ Đội ngũ GV có nhu cầu bồi dưỡng toàn diện về cả kiến thức khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Đây là vấn đề cần quan tâm khi phát triển ĐNGV.
d. Về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần sử dụng
Để tìm hiểu nhận thức về mức độ sử dụng các hình thức bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi nêu câu hỏi cho CBQL và giáo viên các trường CĐN Đường sắt: “Những hình thức nào dưới đây cần áp dụng để nâng cao trình độ cho giáo viên chuyên ngành ở trường anh chị”. Kết quả thu được trong bảng 2.11.
Bảng 2.11: Đánh giá của giáo viên về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần sử dụng
STT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Mức độ
1 Đào tạo cơ bản về chuyên ngành 2.81
2 Đào tạo nâng chuẩn 2.39
3 Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá 2.36