Công tác đánh giá, xếp loạ

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 64)

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2

2.3.4.Công tác đánh giá, xếp loạ

a. Về căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên

Căn cứ vào các tiêu chuẩn và nhiệm vụ nhà giáo được quy định tại khoản 2 Điều 61, Điều 63 và Điều 67 Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998; Điều 70, Điều 72 và Điều 77 Luật Giáo dục sửa đổi ngày 14/6/2005; Nghĩa vụ và

Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1978 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2000; Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên được phân công; những quy định về giáo viên được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường hiện hành và điều kiện thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đánh giá, xếp loại giáo viên; Kết quả rèn luyện và giảng dạy của giáo viên trong năm học được đánh giá.

b. Nội dung đánh giá

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên căn cứ vào các nội dung:

b1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức tư tưởng, chính trị; Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; Chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày công, giờ công lao động; Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống làng mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu trang chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; Tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh;

b2. Kết quả công tác được giao:Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện cụ thể; Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình và tự phê bình.

b3. Khả năng phát triển (về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội.

Trên cơ sở những nội dung trên, người giáo viên được đánh giá, xếp loại theo các loại : Tốt, khá, trung bình và kém.

c. Về quy trình đánh giá

Hiện nay, quy trình đánh giá giáo viên thường được tiến hành theo trình tự sau: 1/Cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung đánh giá, tiêu chuẩn xếp loại theo quy định của điều lệ và quy chế; 2/ Tập thể tổ bộ

môn nơi giáo viên làm việc tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét của tổ vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân giáo viên; 3/ Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá, xếp loại giáo viên (thường thông qua Hội đồng thi đua hoặc liên tịch nhà trường) theo từng nội dung đánh giá sau khi tham khảo ý kiến nhận xét của tổ bộ môn theo các mức độ: Tốt, khá, trung bình và kém. Hiệu trưởng công khai kết quả phân loại giáo viên trược cuộc họp của Hội đồng nhà trường và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản; 4/ Giáo viên có quyền được trình bày ý kiến của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền; 5/ Hiệu trưởng nhà trường ghi rõ kết quả đánh giá, xếp loại vào bản tự đánh giá của giáo viên và lưu vào sổ hồ sơ cán bộ của giáo viên.

Công tác đánh giá giáo viên hiện nay đã phần nào đáp ứng mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên. Tuy nhiên, công tác đánh giá giáo viên hiện nay đang bộ lộ những bất cập. Cụ thể:

- Về căn cứ để đánh giá giáo viên: Căn cứ đánh giá giáo viên hiện nay chủ yếu dựa vào các quy định chung của Luật Giáo dục, Pháp lệnh cán bộ - công chức và Điều lệ nhà trường phổ thông. Những quy định này quy định nội dung, quy trình đánh giá chung cho các loại hình công chức hoặc giáo viên nhiều môn học, bậc học, cấp học khác nhau. Chưa có một hệ thống chuẩn nghề nghiệp để làm căn cứ đánh giá giáo viên CĐN.

- Nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá không lưọng hoá được nên nhiều khi rơi vào tình trạng đánh giá theo cảm tính. Ở nhiều nơi chỉ căn cứ nhiều vào chuẩn đào tạo và ý thức tham gia các hoạt động dạy học và giáo dục để đánh giá năng lực giáo viên, chứ ít quan tâm đến sản phẩm và hiệu quả lao động sư phạm của người giáo viên. Thực chất, chuẩn đào tạo chỉ đánh dấu trình độ năng lực giáo viên ở thời điểm mới bước vào nghề, nên việc đánh giá giáo viên chỉ căn cứ theo chuẩn đào tạo đã vô hình chung bỏ trống chất lượng giai đoạn quan trọng nhất, dài nhất – giai đoạn dạy học ở trường CĐN. Việc chuẩn hóa giáo viên theo

chuẩn đào tạo như hiện nay có mặt tốt là thúc đẩy giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn đào tạo, nhưng có mặt hạn chế là làm cho một số giáo viên chạy theo bằng cấp hoặc thể hiện tư tưởng trung bình chủ nghĩa, không tích cực phấn đấu sau khi đã đạt bằng cấp theo các quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường.

- Về quá trình đánh giá: Chưa phát huy được các kênh khác như đánh giá giáo viên qua kết quả học tập và phấn đấu của học sinh, qua xã hội và cộng đồng. Công tác đánh giá chủ yếu thức hiện qua các đợt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học… để xếp loại các danh hiệu thi đua. Kiểu đánh giá này mang tính “Tổng kết”, “Thi đua”, “Hành chính” hơn là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên và nhiều khi có những tác động tiêu cực như sự ganh đua không lành mạnh, sự không hài lòng về tính khách quan của giáo viên, sự thờ ơ với các danh hiệu thi đua của nhà trường và ngành. Hơn nữa, giáo viên thường e ngại khi phải nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, nhất là trong các dịp bình bầu các danh hiệu thi đua.

- Kết quả đánh giá không được sử dụng đúng mục đích, không giúp nguời giáo viên thấy rõ được những mặt mạnh, mặt yếu của mình, thấy mức độ đạt được của mình trong từng yêu cầu, tiêu chí. Giáo viên không được tư vấn về nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng, về việc tự rèn luyện, học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng để nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình. Đối với giáo viên tin học, do phải dạy kiêm nhiệm 2 môn, lại phải tham gia một số các hoạt động khác như quản lý phòng máy, thiết bị, xử lý điểm thi và kiểm tra… của nhà trường, nên nhiều khi chịu thiệt thòi trong đánh giá vì bộ phận nào trong nhà trường cũng coi đây là những giáo viên phụ, nhất là trong hoàn cảnh giáo viên tin học chưa được chính thức định biên trong nhà trường

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 64)