Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 74)

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2

3.2.1.Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng

Phát triển nguồn nhân lực, trước tiên phải phát triển về mặt số lượng. Đội ngũ mạnh hay yếu phải xem xét đến số lượng có đủ và hợp lý hay không. Vì thế phát triển đội ngũ giảng viên phải đảm bảo đủ số lượng cần thiết trên cơ sở khối lượng giảng dạy hiện tại và dự trù cho kế hoạch học động trong tương lại.

Trong chiến lược phát triển, trường Cao đẳng nghề đường sắt tiếp tục khẳng định chính mình, từng bước mở rộng quy mô đào tạo, khôi phục những

ngành nghề mà một vài năm nay không chú ý như: Ngành hàn điện, ngành tiện, phay, bao kim loại… để phục vụ cho công tác cung cấp nguồn nhân lực cho việc sửa chữa làm mới toa xe… Mở thêm các ngành nghề do nhu cầu của xã hội. Với phương châm đào tạo những gì mà xã hội cần. Trên tinh thần đó và căn cứ vào thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay của trường, luận văn đã đề cập trong chương 2, việc đảm bảo đủ sổ lượng giảng viên theo kế hoạch đề ra, đòi hỏi nhà trường phải có lộ trình, có chiến lược đúng đắn trong việc tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên.

Trong công tác tuyển chọn cần phải kiên quyết tuyển chọn giảng viên đã có quá trình đào tạo cơ bản, phải qua sát hạch chuyên môn tại các khoa, hội đồng đánh giá tuyển dụng. Các đối tượng tuyển chọn phải là người có năng lực về sư phạm, có ngoại hình và sức khỏe phù hợp, ngoài ra theo chuẩn của giảng viên do Bộ Lao động thươn binh & Xã hội quy định.

Như vậy, phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng nghề đường sắt về mặt số lượng phải phù hợp với tình hình hiện nay và trong thời gian tới phải thực hiện một số các giải pháp cụ thể như sau:

3.2.1.1. Dự báo phát triển đội ngũ giảng viên

Đối với trường đại học, cao đẳng thì công tác dự báo phát triển đội ngũ giảng viên là việc làm quan trọng đầu tiên để xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu. Làm tốt công tác dự báo này thì công tác quy hoạch, lập kế hoạch cho việc phát triển đội ngũ giảng viên, luân chuyển, sàng lọc được thực hiện đúng hướng, sát với yêu cầu thực tế trước mắt đề ra và chiến lược phát triển lâu dài.

Căn cứ vào số lượng HSSV, khối lượng công tác giảng dạy và sự phát triển của các chuyên ngành, các khoa dự báo về nhu cầu giảng viên của khoa mình trong thời gian tới, đề nghị đến phòng Tổ chức cán bộ xin bổ sung giảng viên. Trên cơ sở đó, Phòng tổ chức cán bộ trình Ban giám hiệu về nguồn lực tổng thể cho toàn trường. Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm rà soát lại số lượng thức tế của các khoa, làm việc trực tiếp các khoa căn cứ vào khối lượng giảng dạy để thống nhất số lượng tuyển dụng của từng khoa. Làm tốt công tác

này sẽ tránh được hiện tượng thừa hoặc thiếu giảng viên. Sau khi thông nhất các khoa, phòng Tổ chức cán bộ trình bản dự báo nguồn nhân lực tổng thể, đưa ra hội nghị giao ban thống nhất và Ban giám hiệu duyệt chính thức.

Thực chất công tác lập dự báo phát triển đội ngũ giảng viên là việc các khoa, bộ môn trong trường tiên đoán và chủ yếu là các trưởng khoa, bộ môn tiên đoán số lượng giảng viên cần thiết trong thời gian tới với sự phù hợp về chuyên môn, độ tuổi, giới tính cũng như năng lực sư phạm. Công tác dự báo là công cụ giúp cho việc xác định mục tiêu cũng như định hướng phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường trong tương lại

3.2.1.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên

Xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ của mỗi nhà trường. Đội ngũ giảng viên vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trước mắt, vừa đảm bảo tính kế thừa để thực hiện nhiệm vụ lâu dài, đồng thời cần có lực lượng dự trữ đáp ứng yêu cầu công việc cấp bách hoặc mang tính thời vụ. Có thể có những quy hoạch ngắn hạn từ 3 đến 5 năm, quy hoạch trung hạn từ 5 đến 10 năm, quy hoạch dài hạn từ 10 đến 20 năm. Do đó để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường Cao đẳng nghề đường sắt cần phải làm tốt công tác quy hoạch từ tổ bộ môn đến các khoa, các trung tâm đào tạo để đảm bảo đồng bộ về chuyên môn, đr số lượng giảng viên cần thiết và cơ cấu hợp lý mới đảm bảo tính chủ động trong quá trình giảng dạy.

3.2.1.3. Kế hoạch hóa công tác tuyển dụng

Trong tình hình thực tế hiện nay, công tác tuyển dụng và sàng lọc là vấn đề rất nhạy cảm đối với tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp, các trường học… Việc giải quyết việc làm hiện nay trong xã hội hiện tại là vấn đề lớn của Chính phủ, một vị trí làm việc có nhiều ứng cử viên cạnh tranh là điều phổ biến. Do đó công tác tuyển dụng và sàng lọc không ảnh hưởng, không gây xáo trộn đến đội ngũ cán bộ, giảng viên thì nhà trường cần phải có kế hoạch rõ ràng từ thời gian nhận hồ sơ, số lượng tuyển dụng, đối tượng, tiêu chí đưa ra của từng vị trí, từng ngành, quy trình thực hiện, điều kiện…tránh tình trạng khiếu kiện như các trường khác đã sảy ra.

Thực chất trường Cao đẳng nghề đường sắt tuyển dụng giảng viên từ hai nguồn chủ yếu như: Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có chuyên ngành phù hợp như: Đại học giao thông vận tải, đại học bách khoa… và nhừng người đã qua thời gian công tác tại các công ty Quản lý đường sắt, công ty vận tải hành khách đường sắt, các xí nghiệp đầu máy… các công ty, xí nghiệp đều trực thuộc Đường sắt Việt Nam.

Quy trình công tác tuyển dụng giảng viên: Trước khi tuyển dụng giảng viên, nhà trường đều thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng của ngành, trung ương, các mặt báo lao động, báo Đường sắt… về số lượng, tiêu chuẩn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ sư phạm, phẩm chất đạo đức, giới tính, độ tuổi, đối tượng cần tuyển trong các lĩnh vực, chuyên ngành.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nhà trường thông báo trở lại cho người dự tuyển những hồ sơ đủ điều kiện được duyệt để tham dự phỏng vấn trước khi dự thi sát hạch. Các ứng viên đạt kết quả đợt sát hạch về lý thuyết đó là lên giảng một tiết về lý thuyết trong môn chuyên ngành mình lựa chọn, sau đó sát hạch một bài về thực hành. Trước khi dự thi sát hạch, nhà trường giao cho khoa có kế hoach bồi dường, và được dự giờ đối với các ứng viên. Hội đồng đánh giá kết quả do phòng Tổ chức cán bộ ra quyết định và trình Hiệu trưởng duyệt, các thành viên trong hội đồng đánh giá và nhận xét của từng ứng viên, cuối giờ đánh giá nộp ngay cho thư ký để tổng hợp và thông báo công khai kết quả.

Trong công tác sàng lọc, nhà trường có chính sách ưu tiên giảng viên của trường, những giảng viên thỉnh giảng nếu không đáp ứng được yêu cầu thì nhà trường chấm dứt hợp đồng. những người có cống hiến cho nhà trường trong thời gian dài, nếu không đáp ứng yêu cầu giảng dạy có thể áp dụng các biện pháp: Yếu về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, nhà trường tạo điều kiện cho đi học thêm về kiến thức chuyên môn học về nghiệp vụ sư phạm, đào tạo lại, củng cố kiên thức chuyên môn và năng lực sư phạm. Nếu không đáp ứng được nữa thi nhà trường chuyển sang bộ phận khác.

Trong công tác bổ nhiệm cán bộ, từ tổ phó chuyên môn đến trưởng phòng, trưởng khoa, giám đốc các trung tâm, nhà trường có quy hoạch cán bộ, theo dõi,

giao việc, có kế hoạch xây dựng bồi dưỡng cán bộ nguồn, những cán bộ kế cận. Quy trình bổ nhiệm được công khai, thực hiện theo quy định của ngành; Bổ nhiệm từ trưởng phòng, khoa, giám đốc các trung tâm trở xuống được lấy phiếu tín nhiệm trong các buổi giao ban hàng tháng bao gồm lãnh đạo nhà trường và các cán bộ chủ chốt ở các phòng, các khoa, giám đốc các trung tâm. Căn cứ vào phiếu tín nhiệm phòng Tổ chức cám bộ tổng hợp, trình hiệu trưởng ký Quyết định bổ nhiệm. Các trường hợp bổ nhiệm lãnh đạo trường như các chức danh: Hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán trưởng, Lấy phiếu tín nhiệm do Ban Tổ chức cán bộ Đường sắt Việt Nam tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, tổng hợp phiếu trình Tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam ký Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo trường. Tất cả các quy trình thực hiện đều công khai minh bạch.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 74)