Căn cứ định hướng phát triển của nhà trường và đinh hướng phát triển ngành đường sắt đến năm

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 72)

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2

3.1.1. Căn cứ định hướng phát triển của nhà trường và đinh hướng phát triển ngành đường sắt đến năm

ngành đường sắt đến năm 2020

Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 được xác định trong nghị quyết trung ương 2 khóa VIII “Nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn và hiện đại hóa các phương tiện dạy học” [27]

Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từng vùng, miền, địa phương, hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nên giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.

Ưu tiên nâng cao chất lượng nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật có tay nghề giỏi trực tiếp góp phân nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh tốc độ phát triển.

Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học, cấp độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ưng yêu cầu và quy mô phát triển của ngành Đường sắt vừa nâng cao chất lượng, vừa phương pháp đổi mới dạy học, quản lý, tích cực khuyến khích phát huy nội lực.

Với mục tiêu đố, qua 55 năm xây dựng và phát triển, trường Cao đẳng nghề đường sắt đã đạt được những thành tựu nhất định, được Đảng, nhà nước nghi nhận bằng các danh hiệu đã được tặng thưởng như:

02 huân chương lao động hạng ba ( 1983, 1996 ), 1 huân chương lao động hạng nhất ( 2000 ),

1 huân chương độc lập hạng ba ( 2005 )

Nhiều bằng khen, cờ, danh hiệu, Huy hiệu của Chính phủ và các Bộ Giao thông vận tải, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở giáo dục Hà Nội, Bình Dương, Thành phố Đà Nẵng, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các ban ngành địa phương cho Trường và các tập thể, cá nhân của trường.

Trong lộ trình phát triển của mình, nhà trường luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao để tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý để Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh & Xã hội cho phép nâng cấp trường thành trường Đại học Công nghệ đường sắt. Xây dựng nhà trường thàn cơ sở đào tạo chất lượng cao, có cơ cấu trình độ hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, của xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm khu vực và Quốc tế.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)