Xây dựng chương trình bồi dưỡng toàn diện nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 78)

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2

3.2.2.Xây dựng chương trình bồi dưỡng toàn diện nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

ngũ giảng viên

Chất lượng giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo và khẳng định uy tín, vị thế, thương hiệu cho mỗi cơ sở đào tạo, cho mỗi nhà trường. Chính vì thế, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là biện pháp vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà trường noi chung và đối với trường Cao đẳng nghề đường sắt nói riêng.

Đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có năng lực sư phạm, có thái độ yêu ngành yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, là tập thể có tinh thần đoàn kết tốt, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh, biết xây dựng đơn vị thành một tổ chức làm việc nghiêm túc, có tính sáng tạo cao, có tinh thần học tập và nghiên cứu một cách có khoa học.

Thực trạng về đội ngũ giảng viên và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, trường Cao đẳng nghề đường sắt cần phải tổ chức thực hiện một số các hoạt động sau để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

3.2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên trường Cao đẳng nghề đường sắt.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ viên chức của mỗi cơ quan là việc làm cần thiết, đặc biệt là đối với các trường học, nhất là đối với các trường đại học, cao đẳng thì việc xây dựng tiêu chuẩn giảng viên là một việc làm vô cùng cần thiết.

Bởi căn cứ vào tiêu chuẩn giảng viên để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc, bổ nhiệm, thuyên chuyển và xác định chế độ đãi ngộ đối với giảng viên.

Tiêu chuẩn giảng viên của các trường đại học, cao đẳng đều căn cứ vào các quy định chung. Tiêu chuẩn giảng viên trường Cao đẳng nghề đường sắt cũng phải dựa trên cơ sở, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của giảng viên được quy định trong “Luật giáo dục” của nước cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam, chuẩn giảng viên trường cao đẳng nghề của Bô Lao động thương binh & Xã hội; “Điều lệ trường cao đẳng nghề đường săt” Trên cơ sở dựa vào các tiêu chi sau:

Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống; Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn;

Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề;

Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học;

Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên của một trường không phải là công việc đơn giản, có thể hoàn thành “một sớm một chiều” hay do một người xây dựng, đây là công việc tiến hành một cách có quy mô, có tổ chức, theo một trình tự nhất định; Thông thường phải thành lập Ban soạn thảo và chỉnh sửa các quy chề, trong ban chia nhiều tiểu ban, mỗi tiểu ban nghiên cứu xây dựng một chuyên đề riêng, một lĩnh vực riêng. Sau khi dự thao xong càn phải gửi đến các bộ phận, đơn vị trong trường để lấy ý kiến, căn cứ vào các phiếu góp ý để đưa ra một bản chính thức để các đơn vị trong toàn trường thực hiện.

3.2.2.2. Xây dựng nội dung, biện pháp bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhà trường cần xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giảng viên, tạo điều kiện để khuyến khích giảng viên tự học, tự đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên:

Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giảng viên phải được xây dựng hàng năm trong kế hoạch năm học. Đối với giảng viên trẻ, nhà trường cần phân công giảng

viên có kinh nghiệm để kèm cặp, hướng dẫn, truyền thụ phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy; Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, vật chất để giảng viên tham gia các hoạt động nâng cao trình độ các cấp học cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sỹ; có quy chế ưu đãi đối với các giảng viên đi học nâng cao như: Cấp học phí cho người đi học, trong thời gian đi học được trừ số giờ giảng chuẩn; Có kế hoạch gửi các giảng viên mới đi hiện trường tới các Công ty, Xí nghiệp trong ngành để tiếp cận các công việc thực tế, nâng cao trình độ tay nghề cho giảng viên hướng dẫn thực hành kèm theo các chế độ ưu đãi cụ thể do giảng viên mới, phần lớn nắm tốt về lý thuyết còn về thực tế, tay nghề còn non, mặt khác giảng viên trẻ mới vào lương còn thấp do vậy mà lãnh đạo nhà trường cần có chế độ ưu đãi, đông viên khuyến khích giảng viên mới đi tiếp cận thực tế… Đối với giảng viên lâu năm trong nghề, ít cập nhật các kiến thức khoa học công nghệ mới, khuyến khích tạo điều kiện cho đi tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ mới, cho đi đào tạo lại, bồi dưỡng những kiến thức thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, tập huấn ngắn hạn…

Chúng ta đang sống trong nền kinh tế nhiều thành phần, với xã hội đầy rẫy thông tin xung quanh chúng ta, chỉ cần bật máy lên mạng là chúng ta có hết, đây cũng là kho kiến thức để chúng ta có thể tự học, tự nghiên cứu để tích lũy kiến thức, mở rộng tầm nhìn, nhìn ra thế giới. Vì lẽ đó nhà trường luôn khuyến khích giảng viên tự học, tự đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mộn và nghiệp vụ sư phạm, nâng cao sự hiểu biết, tích lũy vốn kinh nghiệm sống và trong công việc.

Lý luận dạy học khẳng định rằng: Giảng viên không phải là nguồn tri thức duy nhất, xong với tư cách là người đứng trên bục giảng, giảng viên phải làm cho sinh viên kính phục về tầm hiểu biết, vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của mình. Từ đó tạo niềm hăng say, niềm tin, kích thích sự phấn đấu của HSSV, thổi vào HSSV luồng sinh khí ham mê tìm tòi, học hỏi, sáng tạo.

- Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu và là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ không thể tách rời, chúng có mối quan hệ gắn bó hữu

cơ với nhau, bổ xung và trợ giúp cho nhau. Nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, giảng dạy để nghiên cứu khoa học. chính vì vậy, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học là một việc làm rất cần thiết đối với trường Cao đẳng nghề đường sắt, để hoạt động nghiên cứu khoa học được sôi nổi, để giảng viên tự thấy được công tác nghiên cứu khoa học là công việc thường ngày, không thể thiếu đối với họ. Bởi nghiên cứu khoa học là một hoạt động mang tính tự nguyện, là niềm đam mê của mỗi cá nhân; Tuy nhiên bên cạnh việc khuyến khích tự nguyện của giảng viên, nhà trường cũng có các quy chế, quy định cụ thể như: Mỗi giảng viên trong một năm học phải có một sản phẩm sáng kiến, cải tiến như: viết giáo trình, chỉnh sửa giáo trình, viết báo, các đề tài có liên quan đến chuyên ngành…Các hình thức trên tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn đối với các giảng viên nhiều tuổi, tuy có kinh nghiệm nhưng độ tiệp cân khoa học kỹ thuật hiện đại thì ít, sức ỳ lớn, ít có sự thay đổi.

Điều chỉnh quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học cho phù hợp với đặc thù của trường, trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta. Tạo cơ chế khuyến khích mạnh mẽ giá trị chất xám, năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên như: Tạo điều kiện về kinh phí để thực hiện các đề tài nghiên cứu, được giảm số giờ chuẩn trong thời gian thực hiện đề tài…

Xây dựng đội ngũ giảng viên đầu ngành phù hợp với các viện nghiên cứu, liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước để tổ chức công tác nghiên cứu khoa học.

Tổ chức các hội nghị nghiên cứu khoa học mỗi năm một lần; Thực hiện chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất với các đơn vị trong ngành như: Công ty quản lý đường sắt, công ty vân tải hành khách Hà Nội; Liên hiệp sức keo đường sắt; Các xí nghiệp đầu máy…

3.2.2.3. Thường xuyên bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên

Bồi dưỡng năng lực sư phạm không chỉ là đơn thuần cử giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, giáo án điện tử, giáo án tích hợp, kỹ năng đứng lớp, kỹ năng truyền thụ, kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học, mà năng lực sư phạm theo lý luận dạy học hiện đại còn bao gồm các kỹ năng như:

Kỹ năng nềm (là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn) kỹ năng đánh giá, khả năng tự học, tự nghiên cứu…

Là người giảng viên phải có kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng giao tiếp là làm việc với con người còn gọi là kỹ năng nhân sự. Kỹ năng này được thực hiện trong quả trình làm việc giữa giảng viên với HSSV và các đồng nghiệp thông qua nôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ theo tinh thần hợp tác, sáng tạo, năng động, tự tin.

Đánh giá là một kỹ năng không thể thiếu trong hoạt động dạy học. Kỹ năng đánh giá là một trong kỹ năng cần thiết đối vơi giảng viên nói chung và giảng viên trường Cao đẳng nghề đường sắt nói riêng. Kỹ năng này giúp giảng viên đánh giá kết quả học tập và rèn luyên của HSSV, đánh giá đồng nghiệp và tự đánh giá bản thân. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng, việc đánh giá là đưa ra những nhận xét, lời khuyên chân thành, đối với HSSV để tự hoàn thiện mình.

Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng nghề đường sắt phải được tổ chức thực hiện một cách toàn diện, thường xuyên thông qua các các khóa học ngắn hạn, các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề, các buổi sinh hoạt ngoại khóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.4. Thường xuyên thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người giảng viên, đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Là giảng viên thì phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tư tưởng không giao động trong mọi tình huống, có đạo dức, lối sống trong sáng, thấm nhuần mọi quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước. Muốn rèn luyện nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên cần tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, tìm hiểu lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham quan các di tích lịch sử, để khơi dậy tinh thần yêu nước, trung thành với lý tưởng cách mạng. Để đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị thì phải dựa trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc, không gò ép mà tổ chức theo hoạt động lồng ghép với Đoàn thanh niên, Công đoàn trường tổ chức tham quan, uống nước nhớ nguồn…

Triển khai, tổ chức các buổi nói chuyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không chỉ dừng lại ở các buổi học tập, nghiên cứu quán triệt, mà phải đưa ra các phong trào, những hành động cụ thể, thiết thực, nêu gương những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, dùng làm cơ sở để đánh giá xếp loại thành tích thi đua cuối năm.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 78)