0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển trường Cao Đẳng nghề Đường sắt Việt Nam

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐƯỜNG SẮT ĐẾN NĂM 2020 (Trang 41 -41 )

1. Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trường Cao Đẳng nghề Đường sắt Việt Nam

Trường Cao đẳng nghề đường sắt là cơ sở dạy nghề duy nhất hiện nay thuộc Đường sắt Việt Nam. Trường có quá trình phát triển gắn với sự phát triển của đất nước và ngành Giao thông vận tải Đường sắt.

Được thành lập ngày 06 -6-1955 theo Quyết định số 978/QĐNS của Tổng

cục Đường sắt với tên gọi “Trƣờng Chức công Đƣờng sắt Việt Nam”. Nhiệm

vụ của trường là bổ túc nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Tổng cục Đường sắt và nâng dần trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhân theo kịp sự phát triển của ngành. Cơ sở ban đầu tại xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Năm 1958 chuyển về Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội và đổi tên thành “Trƣờng Bổ

túc nghiệp vụ đƣờng sắt”

Ngày 08/4/1965 Tổng cục Đường sắt đã có Quyết định số 556/TC thành

lập “ Trƣờng Công nhân lái xe lửa” trên cơ sở phát triển trường Bổ túc nghiệp

vụ đường sắt. Nhiệm vụ của Trường là đào tạo đội ngũ công nhân nghề lái tàu hoả cho ngành giao thông vận tải đường sắt.

Ngày 12/3/1973 Bộ giao thông vận tải có Quyết định số 747/CT đổi tên

trường thành “ Trƣờng công nhân kỹ thuật vận tải Đƣờng sắt”. Trường có

nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề làm việc tại các nhà ga, các đoàn tàu trong ngành giao thông vận tải đường sắt. Cơ sở của trường chuyển về xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Cùng trong năm đó trường tiếp nhận nguyên trạng” Trường bổ túc nghiệp vụ vận tải” của Cục vận chuyển thuộc Tổng cục đường sắt sáp nhập vào.

Ngày 11/7/1990 Bộ giao thông vận tải có Quyết định số 1266/QĐ -TCCB đổi tên trường thành “ Trƣờng kỹ thuật và nghiệp vụ đƣờng sắt I”. Ngày 12/8/1991 theo quyết định số 1581/TCCB- GTBĐ của Bộ Giao thông vận tải trường tiếp nhận nguyên trạng “Trường quản lý và nghiệp vụ đường sắt”. Ngày

18/9/1991 theo quyết định số 1850/TCCB- GTBĐ của Bộ Giao thông vận tải trường tiếp nhận nguyên trạng “ Trường cơ khí đường sắt I”. Nhiệm vụ của trường lúc này là đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề làm việc trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành giao thông vận tải đường sắt, tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên đang làm việc trong ngành.

Ngày 20/7/1992 trường được phép xây dựng cơ sở mới tại xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội theo ý kiến phê duyệt tại văn bản số 3141/GT- BĐ của văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và các Quyết định của cơ quan thẩm quyền nhà nước và thành phố Hà Nội. Sau thời gian xây dựng, kể từ năm 1994 trụ sở mới của trường có địa chỉ xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội nay là Phố Gia Quất, Phường Thượng Thanh, quận Long Biên , thành phố Hà Nội.

Ngày 20/3/1998 Bộ giao thông vận tải có Quyết định số 435/1998/QĐ- BGTVT nâng cấp trường Trường kỹ thuật và nghiệp vụ đường sắt I thành “Trƣờng Trung học Đƣờng sắt”. Tháng 11/1998 trường tiếp nhận nguyên trạng Trung tâm đào tạo kỹ thuật và nghiệp vụ đường sắt Đà Nẵng sáp nhập vào. Lúc này trường có nhiệm vụ đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lành nghề cho ngành đường sắt và xã hội, tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên đang làm việc trong ngành.

Ngày 12/01/2007 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có

Quyết định số 79/ QĐ - BLĐTBXH thành lập trường “ Cao đẳng nghề đƣờng

sắt I” trên cơ sở nâng cấp trường trường Trung học Đường sắt. Tháng 8/2007 trường tiếp nhận nguyên trạng “Trường Trung học đường sắt II” theo quyết định số 926/QĐ ĐS ngày 01/8/2007 của Đường sắt Việt Nam.

Ngày 12/8/2009 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có Quyết định số 1029/QĐ-LĐTBXH đổi tên trường thành Trường cao đẳng nghề Đường sắt. 2. Thành tích nổi bật của trường:

Tính đến năm 2009, Trường Cao đẳng nghề đường sắt đã có 54 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo 16.600 Công nhân kỹ thuật lành nghề; 1.650 Kỹ thuật viên trung cấp; Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho

17.259 người lao động của Đường sắt Việt nam và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác; Liên kết đào tạo 1.294 người lao động đạt trình độ cao đẳng và đại học. Trong số những học sinh cũ đã tốt nghiệp của Trường có 2 người trở thành anh hùng lao động, nhiều người đạt giải vàng qua các hội thi giỏi nghề của ngành Đường sắt, nhiều người được đề bạt vào các cương vị lãnh đạo trong các doanh nghiệp thuộc Đường sắt Việt Nam.

Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trường Cao đẳng nghề Đường sắt đã vinh dự được tặng thưởng :

02 huân chương lao động hạng ba ( 1983, 1996 ), 1 huân chương lao động hạng nhất ( 2000 ), 1 huân chương độc lập hạng ba ( 2005 )

Nhiều cán bộ, giáo viên của trường`đã đạt được những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đào tạo. Đã có:

04 Nhà giáo ưu tú;

02 Chiến sỹ thi đua toàn quốc;

08 Chiến sỹ thi đua ngành Giao thông Vận tải; 01 giải nhì giáo viên dạy giỏi nghề toàn quốc;

Cơ sở đào tạo chính của trƣờng Cao đẳng nghề Đƣờng sắt

Địa chỉ trụ sở chính: Phố Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội - Điện thoại và fax 08 04 8710384

Website: http ://www.truongduongsat.edu.vn

Các cơ sở đào tạo:

- Phân hiệu Cao đẳng nghề Đường sắt Phía Nam. Địa chỉ: số 7- đường Lý Thường Kiệt, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

- Trung tâm đào tạo Đường sắt Sài Gòn - Địa chỉ: Số 590 - đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật và Nghiệp vụ Đường sắt Đà Nẵng. Địa chỉ: Phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật và Nghiệp vụ Đường sắt Mê Linh. Địa chỉ: Xã Kim hoa, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

- Trung tâm Quản lý và Nghiệp vụ Đuờng sắt. Địa chỉ: Phố Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Giảng viên: Giảng viên cơ hữu 140 người, trong đó 33 người có trình độ trên đại học, 92 người có trình độ đại học, 15 kỹ thuật viên và thợ bậc cao.Giảng viên thỉnh giảng 25 người là các chuyên gia đầu ngành trong Đường sắt Việt Nam.

Lƣu lƣợng đào tạo: 4000 học sinh sinh viên chính qui / 1 năm

Cơ sở vật chất : Tổng quĩ đất được quyền sử dụng 140.307 m2. Trong đó tại Long Biên - Hà Nội 27.557 m2, Mê Linh - Hà Nội 37.633 m2, Liên chiểu- Đà

Nẵng 42.000 m2, Dĩ An - Bình Dương 32.200 m2, Quận 3 Thành phố Hồ Chí

Minh 917 m2. Trên các diện tích đó đã xây dựng 63 phòng học lý thuyết; 17

phòng thực hành chuyên môn nghề; 4 xưởng cơ khí; 3 giảng đường lớn loại 400 chỗ ngồi; 4 phòng hội thảo loại 100 chỗ ngồi; 4 khu thể thao có các sân bóng đá, bóng chuyền, quần vợt; 4 thư viện và phòng đọc; 4 khu ký túc xá học sinh sinh viên với tổng số 2000 chỗ ở; Các máy móc trang thiết bị đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dạy nghề hiện tại.

Nghề đào tạo: Đào tạo 23 nghề ở 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề gồm : Điều hành chạy tàu hoả; Thông tin tín hiệu đường sắt; Quản trị kinh doanh vận tải; Công nghệ chế tạo và bảo dưỡng đầu máy; Công nghệ chế tạo và bảo dưỡng toa xe; Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông; Kế toán doanh nghiệp; Quản trị mạng máy tính; Điện công nghiệp; Điện dân dụng; Lái tàu; Khách hoá vận đường sắt; Vận hành và bảo dưỡng máy thi công; Lái phương tiện chuyên dùng đường sắt; Lắp đặt cầu; Trắc địa công trình; Gia công kết cấu thép; Hàn điện; Hàn hơi; Cắt gọt kim loại; Sửa chữa thiết bị điện lạnh; Gác đường ngang, cầu chung;Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm.

Định hướng phát triển nhà trường

Huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, phát huy nội lực, đoàn kết, sáng tạo, đổi mới toàn diện công tác đào tạo nghề theo hướng “ chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá “. Xây dựng và phát triển trường thành cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao, phấn đấu đủ điều kiện đào tạo kỹ sư thực hành.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐƯỜNG SẮT ĐẾN NĂM 2020 (Trang 41 -41 )

×