Liên kết trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 84)

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2

3.2.4. Liên kết trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên

Để tạo điều kiện, tạo cơ hội cho đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, tạo thương hiệu cho nhà trường ngày càng phát triển, ổn định, vững mạnh.

- Liên kết đào tạo với các trường đại học: Nhà trường hiện nay đang liên lết đào tạo với các trường như: Trường đại học Giao thông vận tải, trường đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học Kinh tế quốc dân, xong mới chỉ là liên kết đào tạo, cầm tổ chức giao lưu, học hỏi giữa các đội ngũ giáo viên với nhau, cân cử giảng viên của trường tới các trường bạn để được đào tạo và học hỏi kinh nghiệm. - Liên kết với các cơ sở sản xuất: Trường Cao đẳng nghề đường sắt là đơn vị thành viên của Đường sắt Việt Nam, hàng năm cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty thuộc Đường sắt Việt Nam trên 4000 lao động, vời các bậc học khác nhau, từ hệ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng nghề. Đó là các công ty Quản lý đường sắt, Công ty Vận tải hàng hóa, công ty vận tải hành khách đường sắt;

Liên hiệp sức kéo đường sắt, các xí nghiệp đầu máy Hà Nội, Xí nghiệp đầu máy Yên Viên, Xí nghiệp đầu máy Vinh… Hàng năm các Công ty trong và ngoài ngành vẫn thường xuyên liên hệ với trường về việc đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty đó, vì thế mà mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Việc này rất thuận lợi đối với nhà trường, nhưng nhà trường từ trước đến nay chưa thường xuyên cử giang viên đi thực tế để học tập mà chỉ cho các giảng viên đi đánh giá, chấm thi ngoài hiện trường nơi có HSSV của mình đang thực tập.

Nhà trường cần quan hệ mật thiết hơn, gửi giảng viên ra hiện trường nhiều hơn để giảng viên tiếp xúc với công việc thực tế nhiều hơn, tiếp cận với các thiết bị máy móc nhiều hơn, nắm bắt được các kiến thức công nghệ mới.

- Liên kết với nước ngoài để gửi giảng viên đi đào tạo ở các lĩnh vực công nghệ cao: Nhà trường hiện nay đang kết nghĩa, hớp tác đào tạo với trường Cao đẳng cơ khí đường sắt Côn Minh, Trung Quốc; có quan hệ và giao lưu với đường sắt Đông Nhật bản; Nhưng mới dừng lại ở chỗ tham quan và học hỏi lẫn nhau, chưa ký kết đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nhà trường; Vì vậy nhà trường cần ký thỏa thuận để cho đội ngũ giảng viên được đi học, được đào tạo, tiếp cận nên khoa học công nghệ hiện đại nhất trên thế giới; hơn nữa nhà trường đang chuẩn bị thành lập khoa Đường sắt nội đô; Chính vì thế cân thiết phải cử đội ngũ giảng viên có chuyên môn phù hợp để tiếp cận với đường sắt hiện đại trên thế giới như: Đường sắt trên cao, tàu điện ngầm (Metro), đường sắt nội đô, và tiến tới là Điện khí hóa đường sắt, đường sắt cao tốc Bắc nam.

Việc liên kết đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác phát triển đội ngũ giange viên, vì thông qua thực tế sản xuất tại các công ty, xí nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu thì đội ngũ giảng viên của trường mới có cơ hội gắn liền lý thuyết đi đội với thực tiễn, được tiếp cận trực tiếp với công nghệ mới, công nghệ hiện đại, đây là môi trường thuân lợi để cho đội ngũ giảng viên của trường có cơ hội tiếp cân trực tiếp với công nghệ mới.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đường sắt đến năm 2020 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)