BÁO CÁO TỔNG HỢP CHI PHÍ MƠI TRƯỜNG
Tồn doanh nghiệp (Bộ phận):…
Loại chi phí Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ Chi phí khấu hao Thuế. phí và lệ phí Chi phí dự phịng Chi phí dịch vụ mua ngồi Chi phí bằng tiền khác Tổng cộng 1.Chi phí xử lý chât thải
Khấu hao TSCĐ - Hệ thống xử lý nước thải - Hệ thống xử lý bụi và khí thải - Hệ thống xử lý chất thải rắn - Xe hút bụi, quét rác - Xe tưới nước - TSCĐ khác
Chi phí bảo dưỡng, vận hành
Chi phí tiền lương cơng nhân vệ sinh Phí, thuế, lệ phí
159
- Phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp - Phí vận chuyển rác thải
- Phí xử lý chất thải rắn - Chi phí khác
2. Chi phí ngăn ngừa và quản lý mơi trường
Dịch vụ bên ngồi cho quản lý môi trường - Hội thảo, hội nghị, tiếp khách
- Đào tạo, bồi dưỡng
- Điện thoại, bưu phẩm, văn phòng phẩm
Nhân sự trong các hoạt động quản lý mơi trường Chi phí quản lý mơi trường khác
- Chi phí quan trắc mơi trường định kỳ
- Trồng cây xanh, làm đẹp cảnh quan - Chi phí an tồn lao động
- Chi phí khám và cấp thuốc cho cơng nhân - Chi phí khác
Sử dụng thơng tin kế tốn quản trị mơi trường trong doanh nghiệp
Sử dụng thông tin CPMT trên các báo cáo KTQT MT giúp cho DN đưa ra các quyết định ngắn hạn sau:
Một là, quyết định loại bỏ hay tiếp tục sản xuất kinh doanh một mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trong DN. Hiện nay, các DN thực hiện sản xuất, kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau, các mặt hàng có thể hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Trong các mặt hàng có hiệu quả và kết quả kinh doanh thấp do ảnh hưởng bởi yếu tố MT, DN cần xem xét và phân tích để đưa ra các quyết định có nên loại bỏ hay tiếp tục sản xuất sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó nhằm đảm bảo lợi nhuận và mức độ an tồn về mơi trường của doanh nghiệp cao nhất.
Hai là, quyết định sản xuất hay mua ngoài một số hoạt động, bộ phận có nguy cơ gây ô nhiễm cao trong quy trình sản xuất của DN. Trong quy trình sản xuất của DN có thể bao gồm nhiều hoạt động cấu thành như: Hoạt động sản xuất sản phẩm, hoạt động của lò nung cung cấp nhiệt cho sản xuất, hoạt động xử lý môi trường…Thông thường DN tự thực hiện các hoạt động trong tồn bộ quy trình sản xuất của mình. Trong trường hợp các hoạt động trong quy trình sản xuất phát sinh nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường và chi phí phát sinh liên quan đến xử lý môi trường khá cao hoặc không hiệu quả, DN có thể lựa chọn th bên ngồi để cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đó. Để quyết định lựa chọn sản xuất hay thuê ngoài một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong quy trình sản xuất của DN, cần so sánh chi phí của từng phương án. Nếu chi phí dịch vụ thuê ngoài thấp hơn tự sản xuất, tự thực hiện doanh nghiệp nên chọn phương án thuê ngoàị Ngược lại, DN chọn phương án tự thực hiện, sản xuất.
Ba là, quyết định nên bán phế liệu, phế thải hay tiếp tục sản xuất thành sản phẩm tái chế. Trong các DN, kết quả từ hoạt động sản xuất của DN tạo sản phẩm, nhưng cũng trong chính q trình sản xuất đó lại đồng thời tạo ra các chất thải, phế thải, phế liệụ DN phải có trách nhiệm xử lý môi trường đối với những chất thải, phế thải nàỵ Tuy nhiên, trong các chất thải, phế thải đó có những loại có thể được tái sử dụng sản xuất ra sản phẩm khác (sản phẩm tái chế) hoặc bán lại cho một đơn vị khác. Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn bán phế liệu cho bên ngoài hay tiếp tục sản xuất phế liệu thành sản phẩm tái chế. Để đưa ra quyết định bán phế liệu cho bên ngoài hay tiếp tục
sản xuất phế liệu thành sản phẩm tái chế, cần xem xét đến hiệu quả của từng phương án cụ thể.
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
3.4.1. Về phía Nhà nước
Kế tốn mơi trường đã và đang được áp dụng thành công ở nhiều DN tại các quốc gia trên thế giới (chủ yếu tập trung tại các quốc gia phát triển). Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ đối với các DN Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực trạng kế tốn mơi trường tại các DNSX xi măng cũng chỉ ra rằng mức độ áp dụng KTCPMT tại các DN này cịn khá thấp. Do vậy, có thể thấy hiện nay Nhà nước thông qua các cơ quan pháp luật đóng vai trị quyết định đến việc thực thi kế tốn mơi trường trong các DNSX xi măng. Vì thế, bên cạnh những qui định có tính cưỡng chế, nhà nước cũng cần thực hiện vai trò của người hướng dẫn là dẫn dắt và thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng kế tốn mơi trường trong các DN. Với vai trị đó, Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn và thực thi pháp luật về môi trường. Cải thiện hiệu lực và hiệu quả của việc thực thi các qui định pháp luật về môi trường một cách nghiêm minh và công bằng đối với các tổ chức, cá nhân và DN. Xây dựng và ban hành đồng bộ các tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động của DN. Đẩy mạnh công tác kiểm tốn mơi trường.
- Bộ Tài chính với vai trị là cơ quan hoạch định chính sách cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác để chỉ đạọ các Vụ chuyên môn sớm ban hành khuôn mẫu và hướng dẫn về kế tốn mơi trường làm cơ sở cho việc áp dụng phổ biến kế tốn mơi trường tại các DN.
- Ban hành và thực thi các qui định về nghĩa vụ công khai Báo cáo môi trường trước mắt áp dụng đối với những ngành sản xuất có ảnh hưởng lớn đến môi trường như ngành sản xuất xi măng và trong tương lai tiến tới là nghĩa vụ của tất cả các DN trong nền kinh tế.
- Biểu dương để nhân rộng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt trách nhiệm môi trường thông qua chế độ báo cáo thông tin môi trường đầy đủ, minh bạch. Tổ chức các diễn đàn, hội thảo làm cầu nối cho các DN tiếp cận, trao đổi và học tập kinh nghiệm áp dụng KTCPMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhà quản trị tại các DNSX xi măng đã nhận
thức được lợi ích của kế tốn mơi trường, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự sẵn sàng bỏ thêm chi phí để triển khai vì họ chưa thực sự nhìn thấy được các hiệu quả về tài chính khi áp dụng KTCPMT. Vì vậy, thơng qua các cuộc hội thảo, diễn đàn giúp nhà quản trị DN tiếp cận được với các DN điển hình đã thu được lợi ích tài chính khi áp dụng KTCPMT làm thay đổi nhận thức và tư duy của họ từ đó tạo động lực để các nhà quản trị áp dụng tại DN mình.
3.4.2. Về phía các DNSX xi măng
Sự tồn tại của hệ thống KTCPMT xuất phát từ nhu cầu thông tin của các nhà quản trị DN. Chính vì vậy để có thể vận hành hiệu quả hệ thống này thì vai trị tiên quyết thuộc về các nhà quản trị DN. Khi nhà quản trị nhận thức được lợi ích và vai trị của kế tốn mơi trường đối với DN họ sẽ chủ động đưa ra các chính sách và cam kết thực hiện đó là động lực cho việc thực thi trong toàn DN. Nâng cao nhận thức của các nhà quản trị các cấp thông qua việc tạo điều kiện tiếp xúc và tham gia các cuộc hội thảo, chuyên đề về kế tốn nói chung và kế tốn mơi trường. Tăng cường quan hệ giao lưu, học tập kinh nghiệm quản lý môi trường giữa lãnh đạo các bộ phận trong DN, các DN trong tập đoàn. Sau khi đã thay đổi nhận thức và tư duy về lợi ích của kế tốn mơi trường với DN các bước tiếp theo để áp dụng thành công kế tốn mơi trường tại các DNSX xi măng là:
- Tái cấu trúc lại hệ thống kế toán để có thể liên kết thơng tin tiền tệ và thơng tin hiện vật về chi phí mơi trường, thiết lập hệ thống trung tâm trách nhiệm.
- Xây dựng được cơ chế trách nhiệm rõ ràng về môi trường giữa các nhà quản lý trong nội bộ đơn vị làm cơ sở cho các dự toán CPMT và thực hiện quản lý CPMT theo trung tâm trách nhiệm.
- Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin môi trường trong đơn vị bằng sự liên kết chặt chẽ giữa nhân viên kế toán, nhân viên kỹ thuật và môi trường…trong việc thu thập, xử lý, phân tích, và báo cáo thơng tin mơi trường bằng thước đo hiện vật và tiền tệ.
- Thực hiện các chương trình truyền thơng hoặc đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau cho tồn bộ nhân viên DN về trách nhiệm môi trường và các ứng xử môi trường. Cập nhật chuyên môn cho các nhiên viên kế toán để họ nắm được các vấn đề cơ bản và chuyên sâu có liên quan tới kỹ thuật trong sản xuất và kế tốn mơi trường từ đó hỗ trợ tốt trong q trình thực hiện.
- Xây dựng một lộ trình cho việc vận dụng kế môi trường vào DN. Việc xây dựng khung lộ trình sẽ giúp DN có những bước đi đúng đắn và phù hợp cho từng giai đoạn nhằm vận dụng kế tốn mơi trường một cách hiệu quả nhất. Đồng thời cần có một khoản kinh phí nhất định cho tư vấn và triển khai áp dụng KTCPMT đặc biệt trong giai đoạn đầu cuả quá trình triển khaị Do vậy, trong trường hợp kinh phí hạn chế, DN có thể lựa chọn ứng dụng thử nghiệm trong phạm vi hẹp với các chỉnh sửa cần thiết từ hệ thống kế toán hiện hành trên cơ sở thành công của các thử nghiệm để mở rộng phạm vi áp dụng cho toàn DN.
3.4.3. Về phía các tổ chức nghề nghiệp và đào tạo
Kết quả khảo sát thực trạng kế tốn mơi trường trong các DNSX xi măng cho thấy có những khó khăn nhất định liên quan đến việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin môi trường trong các DN nàỵ Sự thiếu hụt về kiến thức kế tốn mơi trường dẫn đến những hạn chế trong vận dụng các cơng cụ kế tốn để xử lý các thơng tin chi phí mơi trường. Để khắc phục những hạn chế này các cơ quan nghề nghiệp, các tổ chức tư vấn và cơ sở đào tạo về kế toán và kiểm toán cần thực hiện các biện pháp sau:
- Hội kế toán Việt Nam VAA và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA cần tiên phong phối hợp với các cơ quan, tổ chức về môi trường, các cơ sở đào tạo kế toán và kiểm toán, các tổ chức tư vấn và các chuyên gia của các tổ chức như IFAC, UNDSD, ACCA để có thể xây dựng được một qui trình hướng dẫn về kế tốn mơi trường phù hợp với điều kiện các DN Việt Nam dựa trên các hướng dẫn chung của UNDSD, IFAC đã được thừa nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giớị
- Đổi mới cơng tác đào tạo kế tốn-kiểm tốn, trong đó nhấn mạnh tới trách nhiệm với mơi trường và xã hội của DN cũng như trách nhiệm của kế tốn trước các vấn đề mơi trường, xã hộị Từng bước xây dựng và đưa vào giảng dạy các nội dung của kế tốn mơi trường trong chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và nghề kế toán, kiểm toán.
- Gắn đào tạo với thực tiễn trên cơ sở thực hiện liên kết giữa nhà trường và DN, giữa nhà trường và các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp để đẩy nhanh việc áp dụng KTCPMT trong các DN và các tổ chức khác trong nền kinh tế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa vào khung lý thuyết và kết quả nghiên cứu, các giải pháp để thúc đẩy các DNSX xi măng Việt Nam áp dụng KTCPMT được đề xuất, bao gồm: Nhận diện và phân loại CPMT theo dòng vật liệu và năng lượng; Xây dựng định mức và lập dự toán CPMT; Xây dựng phương pháp đo lường CPMT trong DNSX xi măng là phương pháp MFCA; Ghi nhận CPMT trên cả 2 góc độ KTTC và KTQT MT; Lập báo cáo và cung cấp thông tin CPMT.
Xuất phát từ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng KTCPMT, nghiên cứu cũng chỉ ra một số kiến nghị cho việc áp dụng KTCPMT:
- Với các DNSX xi măng, cần phải có sự cam kết của nhà quản lý cấp cao về một chiến lược mơi trường tích cực; Giáo dục và phát triển chuyên môn cho các cá nhân về KTCPMT; Nâng cao sự kết nối giữa bộ phận kế tốn và bộ phận quản lý mơi trường.
- Với Nhà nước, cần gia tăng áp lực cưỡng chế. Chính phủ có thể thúc đẩy và thực hiện thông qua phối hợp các bộ máy hành chính khác nhaụ Sự gắn kết giữa các Bộ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức về KTCPMT.
- Với các đối tượng quan tâm khác như tổ chức nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo cần phải tạo áp lực cho các DNSX xi măngViệt Nam để thúc đẩy họ áp dụng KTCPMT.
Tác giả hy vọng với các nhóm giải pháp này, việc vận dụng KTCPMT trong các DNSX xi măng đạt kết quả tích cực hơn.
KẾT LUẬN
Môi trường đã trở thành vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay, nhiều quốc gia đã gắn kết các vấn đề môi trường vào hệ thống kế toán truyền thống của DN đang được áp dụng. Kế tốn mơi trường tại Việt Nam là một lĩnh vực mới, có vai trị quan trọng đối với quản trị DN và các đối tượng có lợi ích trực tiếp và gián tiếp bên ngồi đơn vị trong việc ra quyết định. KTCPMT chỉ được phát huy tốt nhất khi thông tin KTCPMT được cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, đảm bảo sự tin cậy cho người sử dụng. Tính đầy đủ, kịp thời, độ tin cậy của thông tin KTCPMT phần lớn phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của tổ chức công tác KTCPMT.
Trong phạm vi nội dung của luận án này, tác giả đã đi sâu giải quyết được các nội dung cụ thể như sau:
- Luận án đã khái quát một cách có hệ thống và logic lý luận cơ bản của KTCPMT. Đặc biệt đã trình bày rõ hơn nội dung KTCPMT như: nhận diện và phân loại, xây dựng định mức và lập dự toán, phương pháp xác định CPMT, ghi nhận KTCPMT, cung cấp và sử dụng thông tin CPMT cho đối tượng sử dụng bên trong và ngoài DN.
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến KTCPMT, luận án tập trung vào làm rõ thực trạng áp dụng hệ thống kế toán hiện hành cho mục tiêu quản lý môi trường, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng KTCPMT đồng thời chỉ ra các hạn chế cơ bản của kế tốn truyền thống trong q trình tiếp cận với các vấn đề môi trường trong các DNSX xi măng Việt Nam
- Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản có khả năng triển khai để thực hiện thành công KTCPMT trong các DNSX xi măng Việt Nam.Tác giả hy vọng kết quả của đề tài sẽ góp phần giúp các DNSX xi măng Việt Nam có những hoạt động hiệu quả trong định hướng chiến lược phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
Trong quá trình viết luận án, tác giả đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được, những ý kiến đóng góp từ các Thầy, Cơ giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất xi măng và các nhà quản lý. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều và TS Bùi Thị Thu Hương đã hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận