Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng kế toán chi phí mơi trường trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng việt nam (Trang 113)

trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

Từ khuôn mẫu lý thuyết và khảo sát thực tế, năm nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới khả năng áp dụng KTCPMT tại một số công ty sản xuất xi măng được phỏng vấn, đó là: thái độ của các nhà quản lý; hiệu quả tài chính; khả năng thu thập và xử lý thông tin; áp lực từ bên ngoài; và các nhân tố thuộc quản trị nội bộ công tỵ Mỗi nhân tố lại gồm nhiều yếu tố cấu thành có ảnh hưởng với các mức độ khác nhau tới khả năng áp dụng KTCPMT trong đơn vị. Phần sau sẽ trình bày cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu tới khả năng áp dụng KTCPMT tại các công ty trên cơ sở kết quả điều tra phỏng vấn từ mẫu khảo sát.

2.3.1. Nhân tố thái độ của các nhà quản lý

Kết quả nghiên cứu tại Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn (BCC)

Hai yếu tố thuộc nhóm này bao gồm: không sẵn sàng áp dụng KTCPMT và phản

ứng lại sự thay đổi các tập quán trong quản lý. Bảng dưới đây phản ánh số lượng người tham gia trả lời và tỷ lệ (%) của các yếu tố.

Bảng 2.21: Nhân tố thái độ của các nhà quản lý tại BCC

Yếu tố Số lượng người trả

lời*

Tỷ lệ (%)

Không sẵn sàng áp dụng KTCPMT 10 100

Phản ứng lại sự thay đổi 7 70

(*) dựa trên số người tham gia điều tra là 10

Kết quả điều tra cho thấy “không sẵn sàng áp dụng KTCPMT” là nhân tố cơ bản giải thích cho việc chưa thực hiện KTCPMT tại BCC (10/10 người tham gia điều tra đều thống nhất ở điểm này).

Các cản trở trong thái độ đã phản ánh các ứng xử của những người tham gia điều tra thông qua một mức ưu tiên rất thấp cho KTCPMT tại BCC, thái độ của các nhà quản lý thể hiện qua phản ứng chống lại sự thay đổi các phương pháp kế toán truyền thống đang áp dụng. Bên cạnh đó, những người tham gia điều tra cũng bày tỏ lo ngại về các kết quả tiêu cực khi ứng dụng kế tốn mơi trường. Một mức ưu tiên thấp cho KTCPMT là nhân tố quan trọng nhất giải thích lý do tại sao kế tốn mơi trường lại chưa được thực hiện tại các đơn vị sản xuất của BCC

Hai nhân tố: không sẵn sàng cho KTCPMT, và phản ứng lại sự thay đổi các khuôn mẫu quản lý và kế tốn truyền thống là những nhân tố có thể thấy trong trường hợp của HVC. Phó giám đốc kinh doanh của HVC và phó phịng kế tốn cho rằng hiện tại cơng ty cịn nhiều vấn đề khác quan trọng hơn, vì thế kế tốn mơi trường trong đó có các CPMT chưa phải là ưu tiên hàng đầu của đơn vị.

Phó phịng kế tốn của HVC cho biết bộ phận kế toán và các nhà quản lý không hề nghĩ đến việc thay đổi hoặc chỉnh sửa hệ thống kế toán hiện hành. Mặt khác, Phó giám đốc kinh doanh của HVC lại cho rằng KTCPMT chỉ được sử dụng để xác định mức và hình thức phạt đối với các DN hay bộ phận khi không tuân thủ các quy định mơi trường, ví dụ như trường hợp của Vedan Việt nam hay Tungkuang gần đâỵ Khi nhận thức của các nhà quản lý cấp cao về vấn đề mơi trường cịn khá hạn chế thì mức độ ưu tiên cho áp dụng KTCPMT dĩ nhiên ở mức độ khiêm tốn. Điều này lý giải vì sao đơn vị không nhận thấy sự cần thiết phải áp dụng KTCPMT để phục vụ công tác quản lý. Nhân tố chống lại sự thay đổi, cũng có ảnh hưởng nhất định tới khả năng áp dụng KTCPMT tại HVC. Do khơng có sự ưu tiên trong KTCPMT và các phản ứng chống lại sự thay đổi từ phía các nhà quản lý cũng như nhân viên kế tốn.

Kết quả nghiên cứu tại Cơng ty xi măng Vicem Hoàng Thạch (HTC)

Phù hợp với các phát hiện ở hai trường hợp trên, một mức độ ưu tiên thấp đối với KTCPMT và phản ứng lại các thay đổi đều được quan sát thấy tại HTC. Kết quả cho thấy hai nhân tố này là cơ bản để giải thích cho việc chưa áp dụng KTCPMT tại các đơn vị của HTC.

Kết quả nghiên cứu tại Công ty xi măng Nghi Sơn (NSCC)

Hai nhân tố đó là khơng ưu tiên cho KTCPMT và chống lại sự thay đổi được nhận diện bởi 3/5 người tham gia điều trạ Các nhà quản lý sản xuất đều cho rằng, trách nhiệm và nghĩa vụ đầu tiên của họ là sản xuất an tồn, có chất lượng theo đúng định mức đã được xây dựng. Vì vậy, các bộ phận có liên quan phải có nghĩa vụ đảm bảo đủ các nguồn lực cần thiết như điện, nước để hoạt động sản xuất được bình thường, liên tục. Hiệu quả hoạt động và thậm chí tiền lương của từng bộ phận dựa trên cơ sở định mức sản lượng sản xuất hoặc tiêu thụ. Vì thế, nếu DN thay đổi cách đánh giá dựa trên cơ sở sử dụng các nguồn lực thì sẽ phải đối phó với các khiếu nại từ chính các giám đốc sản xuất vì họ cho rằng cơng ty đã thay đổi dự toán và cắt giảm các nguồn lực của họ. Vì thế, trước khi thay đổi các tập quán truyền thống cần cân nhắc đến các phản ứng

của nhân viên. Việc thay đổi thói quen, theo như các nhà quản lý của NSCC cần trách các liệu pháp“ sốc „ thì mới có cơ hội thành cơng. Lo ngại và tính đến các phản ứng

của nhân viên có thể được cho là nhân tố cơ bản giải thích lý do chưa áp dụng KTCPMT tại NSCC.

2.3.2. Nhân tố hiệu quả tài chính

Kết quả nghiên cứu tại Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn (BCC)

Nhân tố cản trở tài chính gồm hai yếu tố: hiệu quả tài chính và các hạn chế về nguồn lực. Những người tham gia điều tra đều quan tâm tới vấn đề liệu lợi ích do KTCPMT mang lại có đủ lớn để bù đắp các khoản chi phí cho việc thiết lập một hệ thống kế tốn mơi trường trong DN? và liệu hệ thống này có địi hỏi phải có thêm các nguồn lực về tài chính và con người để có thể ứng dụng thành cơng? Bảng sau phản ánh số người tham gia điều tra và các đánh giá của họ.

Bảng 2.22: Nhân tố hiệu quả tài chính tại BCC

Hiệu quả tài chính Số người tham gia* Tỷ lệ (%)

Các cân nhắc về hiệu quả tài chính 5 50

Giới hạn về nguồn lực 6 60

(*) dựa trên số người tham gia điều tra là 10

Như vậy các đối tượng được phỏng vấn vẫn có những cân nhắc về hiệu quả tài chính đối với quyết định lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng KTCPMT, các giới hạn về nguồn lực tài chính và nhân sự cũng là một nguyên nhân quan trọng giải thích cho sự thiếu vắng KTCPMT trong DN.

Kết quả nghiên cứu tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân (HVC)

Hai nhân tố: hiệu quả tài chính, và các giới hạn về nguồn lực, được phát hiện trong các điều tra tại HVC. Kế toán trưởng đã bày tỏ sự quan tâm của mình về chi phí để có thêm các dữ liệu cũng như phải biên chế thêm nhân viên để xử lý dữ liệụ Phó giám đốc kinh doanh của HVC cho biết nếu được đầu tư các nguồn lực thích đáng về tài chính và nhân sự, đơn vị hồn tồn có thể thực hiện được các yêu cầu của kế tốn mơi trường, trước mắt là đối với các CPMT cơ bản. Các bằng chứng trên cho thấy các trở ngại tài chính cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng KTCPMT tại HVC.

Tại HTC, các nhà quản lý và nhân viên kế toán cho rằng CPMT là không trọng yếu (với 5/8 người tham gia điều tra), đây là điểm khác biệt duy nhất so với hai trường hợp trên. Kế toán trưởng cũng lo ngại chi phí cho việc triển khai, áp dụng KTCPMT có thể lớn hơn những lợi ích mang lạị Hiệu quả và các cân nhắc về tài chính đã có ảnh hưởng nhất định tới quyết định ứng dụng kế tốn mơi trường tại đơn vị. Tuy nhiên, hạn chế về nguồn lực (tài chính và con người) được 8/8 người tham gia điều tra nhắc tới, điều này cho thấy nhân tố này có ảnh hưởng quan trọng để giải thích vì sao kế tốn mơi trường chưa được áp dụng tại đơn vị.

Kết quả nghiên cứu tại Công ty xi măng Nghi Sơn (NSCC)

Các nhân tố về hiệu quả tài chính khơng được nhìn nhận là có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng áp dụng KTCPMT. Mỗi nhân tố được đề cập bởi một ngườị Một nhà quản lý quan tâm đến chi phí có thể phát sinh trong q trình thu thập và xử lý thơng tin về chi phí mơi trường. Theo họ, chỉ có những chi phí đáng kể mới thu hút sự chú ý của các nhà quản lý và đó chắc chắn khơng phải là chi phí mơi trường.

Kế toán trưởng của NSCC lại cho rằng do khơng có đủ nguồn lực về tài chính và nhân sự để có thể thực hiện được các yêu cầu của kế tốn mơi trường. Lo ngại về các chi phí phụ thêm cùng với hạn chế về con người, thêm nữa, CPMT được cho là không quan trọng, nên các cơ hội cho áp dụng KTCPMT với mục tiêu đơn giản là quản lý và kiểm sốt chi phí vì thế cũng không được ưu tiên tại NSCC.

2.3.3. Khả năng thu thập, xử lý thông tin

Kết quả nghiên cứu tại Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn (BCC)

Các khó khăn trong q trình thu thập, xử lý thông tin được cho là một nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng KTCPMT tại BCC . Kết quả điều tra liên quan đến nhân tố này được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.23: Nhân tố khả năng thu thập, xử lý thông tin tại BCC

Khả năng thu thập, xử lý thông tin Số người tham gia* Tỷ lệ

(%)

Khó khăn trong thu thập thông tin và phân bổ chi phí mơi trường

10 100

Sự không chắc chắn và rõ ràng của các yếu tố chi phí hoặc thu nhập mơi trường

4 40

Tồn bộ 10 người tham gia điều tra đều đề cập đến các khó khăn trong thu thập thông tin và phân bổ chi phí mơi trường. Kết quả điều tra cho thấy, nếu như các nhà quản lý sản xuất tập trung vào các khó khăn trong thu thập thơng tin mơi trường, phụ trách và các nhân viên kế toán lại tiếp cận vấn đề ở góc độ khác bằng cách tập trung giải thích cho việc khơng thể cung cấp được thông tin cần thiết cho các nhà quản lý (mơi trường). Kế tốn trưởng và các nhân viên kế tốn cho biết nếu họ có dữ liệu, chắc chắn bộ phận kế toán sẽ cung cấp và tổ chức cơng khai thơng tin về CPMT để có thể ít nhất là thay đổi cách ứng xử và hiểu về các vấn đề môi trường của đơn vị. Tuy nhiên với cách thức ghi chép kế toán hiện nay, dữ liệu trên sổ cái chưa thể làm được điều này và đó chính là thử thách thực sự ảnh hưởng tới khả năng áp dụng KTCPMT trong đơn vị.

Về vấn đề phân bổ chi phí, các nhân viên kế toán cũng cho biết cần phải chọn một tiêu thức phân bổ phù hợp hơn, việc phân bổ cần chi tiết theo khoản mục hơn là phân bổ theo tổng chi phí. Tuy nhiên phần lớn trong số họ cũng quan tâm đến mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về từ việc phân bổ chi phí khoa học, hợp lý có tính đến các yếu tố môi trường.

Việc cung cấp thông tin về CPMT là một trong các chức năng quan trọng của kế tốn mơi trường. Tuy nhiên kết quả điều tra và phỏng vấn tại đơn vị cho thấy, nhận thức về sự không rõ ràng của các nhân tố thuộc mơi trường cịn ở mức độ khá thấp. Chỉ có 4 trong số 10 người tham gia điều tra, chiếm tỷ lệ 40%, cho rằng do tính bất ổn định và không rõ ràng của các nhân tố thuộc môi trường tự nhiên. Kết quả này cũng phản ánh phần nào việc chưa thực sự sẵn sàng cho áp dụng KTCPMT trong đơn vị do nhận thức còn khá hạn chế của các nhà quản trị đối với các vấn đề về môi trường.

Kết quả nghiên cứu tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân (HVC)

Các cản trở này chủ yếu do bản chất khơng rõ ràng của các yếu tố thuộc chi phí và thu nhập mơi trường ảnh hưởng tới q trình thu thập và xử lý thơng tin kế tốn. Do giới hạn về bằng chứng điều tra, nên tại HVC chưa thể có một kết luận chính thức về vấn đề nàỵ Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy khơng có ai đề cập đến các khó khăn trong thu thập thơng tin và trong phân bổ chi phí mơi trường, mối quan tâm của các nhà quản lý tại HVC lại là xác định nội hàm của các yếu tố thuộc chi phí, thu nhập mơi trường và theo họ đó là một phần của các trở ngại trong áp dụng KTCPMT trong đơn vị.

Kết quả nghiên cứu tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch (HTC)

Tất cả 8 người tham gia điều tra đều đề cập đến các khó khăn trong thu thập và phân bổ chi phí mơi trường. Ngồi ra, sự khơng rõ ràng của các khoản mục được xếp vào chi phí hoặc thu nhập mơi trường cũng ảnh hưởng đến việc thu thập thông tin và phân bổ thơng tin về chi phí hoặc thu nhập mơi trường. Căn cứ vào kết quả điều tra, có thể thấy khó khăn trong đo lường, thu thập và xử lý thông tin (bao gồm cả tập hợp và phân bổ chi phí, thu nhập mơi trường) là nhân tố cơ bản nhất có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng áp dụng KTCPMT tại HTC.

Kết quả nghiên cứu tại Công ty xi măng Nghi Sơn (NSCC)

Các trở ngại về thông tin dường như không quan trọng đối với khả năng áp dụng KTCPMT. So với BCC và HTC, NSCC có lợi thế hơn trong việc thu thập các thơng tin về chi phí mơi trường. Về góc độ xử lý thơng tin và phân bổ chi phí mơi trường, có thể thấy với hệ thống đo lường được trang bị cho từng bộ phận, NSCC có thể dễ dàng trong phân bổ chi phí điện, nước. Vấn đề là cần phải thay đổi chính sách kế tốn đối với hệ thống tính giá thành sản phẩm của đơn vị. Bên cạnh đó, theo ý kiến của kế tốn trưởng, tính khơng rõ ràng của các yếu tố chi phí, thu nhập mơi trường cũng là một trở ngại trong tiến tới áp dụng KTCPMT tại đơn vị. Dựa vào kết quả điều tra có thể thấy, yếu tố không rõ ràng và ổn định có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng áp dụng KTCPMT mặc dù thông tin và xử lý thông tin môi trường khơng cịn là trở ngại đối với trường hợp của NSCC.

2.3.4. Các áp lực từ bên ngồi

Kết quả nghiên cứu tại Cơng ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn (BCC)

Các áp lực từ bên ngoài gồm ba yếu tố cơ bản: các áp lực của pháp luật, các cân nhắc về tính hợp pháp đối với hoạt động của đơn vị, và áp lực từ phía người sử dụng thơng tin kế toán. Phụ trách kế toán đã cho rằng: “Nếu như Nhà nước yêu cầu, chúng

tôi sẽ khơng cịn sự lựa chọn nào khác là bắt buộc phải thực hiện, khơng được tất cả thì cũng phải trên những nội dung cơ bản. Nếu như khơng có bất kỳ sức ép nào từ cơ quan quản lý, khả năng là sẽ rất lâu mới có thể áp dụng”.

Bảng dưới đây trình bày các áp lực bên ngồi dựa trên kết quả từ 10 người tham gia điều trạ

Bảng 2.24: Nhân tố áp lực từ bên ngoài tại BCC

Các áp lực bên ngoài Số người tham

gia*

Tỷ lệ (%)

Thiếu các áp lực cưỡng chế của pháp luật 9 90

Áp lực của người sử dụng BCTC 4 40

Các cân nhắc về tính hợp pháp 3 30

(*) Dựa trên số người tham gia điều tra là 10

Trong số ba yếu tố liên quan tới các áp lực từ bên ngoài, sự thiếu vắng các áp lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng việt nam (Trang 113)