năm 2030
Ngành công nghiệp xi măng là một ngành cơng nghiệp vật liệu cơ bản, chiếm một vị trí quan trọng trong việc góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng xã hộị Bên cạnh đó ngành cơng nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dự báo nhu cầu xi măng vẫn tiếp tục tăng:Dự kiến nhu cầu xi măng dự tính đến năm 2030 được thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1: Dự kiến nhu cầu xi măng đến năm 2030
Năm Nhu cầu xi măng
(triệu tấn)
2020 93 – 95
2030 113 – 115
(Nguồn: Viện vật liệu xây dựng) Về dự báo nhu cầu xi măng của nước ta đến năm 2030 của nhiều chuyên gia với các con số đưa ra có khác nhau, tuy nhiên mức độ chênh lệch khơng lớn, nhìn chung dự báo mức tiêu thụ thị trường xi măng nước ta trong thời gian tới theo các vùng miền thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng tại các vùng miền đến năm 2030
Vùng kinh tế Nhu cầu qua các năm (Triệu tấn)
2010 2015 2020 2025 2030 - Miền Bắc (chiếm 47% so với cả nước) 24,4 35,3 45,7 50,8 53,1
- Miền Trung (chiếm 18% so với cả nước)
9,4 13,5 16,7 19,4 20,3
- Miền Nam (chiếm 35 % so với cả nước) 18,2 26,2 32,6 37,8 39,6
Cả nước 52 75 93 108 13
(Nguồn: Viện vật liệu xây dựng)
Tổng Cơng ty xi măng Việt nam (CCBM) cho thấy tình hình tiêu thụ xi măng tại các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam và việc phân bổ tiêu thụ bình quân trong giai đoạn vừa qua ở các miền theo tỷ lệ sau: Miền Bắc: 47%; Miền Nam: 35%; Miền Trung: 18%; Định hướng quy hoạch phát triển ngành sản xuất xi măng được thể hiện theo Quyết định số 1488/QĐ- TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Về đầu tư: Đầu tư phát triển cơng nghiệp xi măng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ mơi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Ưu tiên các dự án xi măng đầu tư ở các tỉnh phía Nam; các dự án đầu tư mở rộng; các dự án công suất lớn, công nghệ hiện đại, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp. Các dự án xi măng thuộc danh mục đầu tư kèm theo Quyết định này, chỉ được phép đầu tư xây dựng cơng đoạn nghiền xi măng có cơng suất tương ứng với năng suất lị nung clinhke; khơng đầu tư các trạm nghiền độc lập, riêng lẻ.
- Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất. Lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải trong các nhà máy xi măng để phát điện, cụ thể: Các dự án xi măng đầu tư mới, có cơng suất lò nung từ 2.500 tấn clinke/ngày trở lên, phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, trừ các dây chuyền sản xuất xi măng sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; đối với các nhà máy xi măng đang hoạt động, các dự án xi măng đang triển khai đầu tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước ngày Quyết định này có hiệu lực phải hoàn thành đầu tư hạng mục này trước năm 2015. Đối với các nhà máy xi măng có cơng suất dưới 2.500 tấn clinhke/ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện; Khuyến khích đầu tư cơng nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Thực tế đến cuối năm 2015 các DNSX xi măng đã hồn thành chuyển đổi cơng nghệ sản
xuất xi măng từ lò đứng sang lò quaỵ
- Về quy mô công suất: Phát triển các nhà máy có quy mơ cơng suất lớn, các dự án đầu tư mới, công suất tối thiểu 2.500 tấn clinke/ngàỵ Đối với các dự án ở vùng sâu, vùng xa và các dự án chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lị đứng sang cơng nghệ sản xuất xi măng lị quay có thể áp dụng quy mơ cơng suất phù hợp. Khuyến khích hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn từ các dự án hiện có bằng các hình thức phù hợp.
- Về bố trí quy hoạch: Ưu tiên đầu tư các dự án xi măng ở các tỉnh phía Nam, các vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển cơng nghiệp, có điều kiện hạ tầng giao thông. Hạn chế đầu tư các dự án xi măng ở những vùng có khó khăn về nguyên liệu, ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, phát triển du lịch.
Để thực hiện được những mục tiêu trên đây cần phải thực hiện các giải pháp: Kết hợp đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa các ngành và các lĩnh vực như: cơ khí, giao thơng vận tải, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, xây dựng hạ tầng… để đáp ứng phát triển ngành công nghiệp xi măng, đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành khác. Nâng cao năng lực cơ khí chế tạo trong nước đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển công nghiệp xi măng. Trước mắt, sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn, các chi tiết, phụ tùng thay thế phục vụ việc sửa chữa, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tiến tới nghiên cứu chế tạo các thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền xi măng. Bố trí nguồn vốn khoa học hợp lý cho việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử những thiết bị mới, các dây chuyền sản xuất xi măng lị quay, các thiết bị, phụ tùng thay thế; có cơ chế khuyến khích các DN trong nước sản xuất thiết bị thay thế hàng nhập khẩụ Một trong những giải pháp không thể thiếu đối với các DNSX xi măng là áp dụng các giải pháp trong công tác quản lý hiện đại, hiệu quả để phát huy tốt năng lực cạnh tranh của từng DN và của toàn ngành sản xuất xi măng trong nước.
Với mục tiêu đã đặt ra của ngành sản xuất xi măng Việt Nam, các DNSX xi măng cần phải sử dụng các giải pháp mang tính đồng bộ: Giải quyết vấn đề về kỹ thuật công nghệ đi liền với vấn đề quản lý nguồn lực. Xây dựng mơ hình kế tốn quản trị chi phí phù hợp với điều kiện hiện nay của các DN SX xi măng để tăng cường kiểm sốt chi phí là biện pháp không thể thiếu giúp DN vượt qua khó khăn kinh tế hiện naỵ
3.2. Nguyên tắc áp dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam