2.4. Đánh giá mức độ áp dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản
2.4.1. Đánh giá thực trạng nhận diện và phân loại chi phí mơi trường
* Về nhận diện – đo lường chi phí mơi trường: CPMT đã được nhận diện là một
bộ phận chi phí của DN phát sinh từ quá trình sản xuất đó là các chi phí mà DN bỏ ra để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên việc nhận diện CPMT tại các DNSX xi măng còn nhiều lúng túng, bất cập dựa vào chủ quan của DN, thiếu căn cứ khoa học, chưa có các khái niệm và căn cứ rõ ràng quy định cho việc nhận diện, xác định chi phí mơi trường. Tại các DNSX xi măng, các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động môi trường chưa được phân thành một loại riêng. Các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động mơi trường được các DN tính vào chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý DN hoặc chi phí khác. Các khoản CPMT phát sinh trong các DNSX xi măng được xác định theo nguyên tắc như chi phí sản xuất, kinh doanh của DN. Các khoản chi ra cho các hoạt động về môi trường tại DN được xác định trên cơ sở có các bằng chứng chắn chắc đã phát sinh chi phí.
Như vậy, các chi phí được nhận diện là CPMT tại các công ty sản xuất xi măng hiện nay chỉ thuần túy là chi phí dịch vụ mua ngoài (thuê các đơn vị chức năng thực hiện cung cấp dịch vụ môi trường) và chi phí bằng tiền khác để phục vụ hoạt động môi trường. Rất nhiều khoản chi phí thực chất là CPMT nhưng được nhận diện, tính tốn, xác định chưa đủ, chưa phù hợp… Việc đo lường CPMT không được đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến việc ra các quyết định trong các vấn đề cải tiến công nghệ, cải tiến sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong DN.
*Về phân loại CPMT : 100% các DNSX xi măng Việt Nam đã tiến hành phân loại
CPMT giống các loại chi phí thơng thường của DN đó là theo chức năng, mục đích và cơng dụng của chi phí phục vụ cho mục đích lập BCTC, theo đó CPMT được phân loại là chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý DN.
Các đơn vị chưa thực hiện phân loại CPMT theo các phương pháp hiện đại như: Phân loại CPMT theo dòng vật liệu, theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, theo hoạt động bảo vệ môi trường …Đây là tồn tại kéo theo khó khăn trong việc trao quyền và trách nhiệm kiểm soát CPMT tại các bộ phận phát sinh chi phí.
2.4.2. Đánh giá thực trạng xây dựng định mức, lập dự tốn chi phí mơi trường
*Về xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí mơi trường:
Hiện nay 100% các DN được khảo sát khơng lập dự tốn CPMT riêng biệt do các DNSX xi măng được khảo sát không tiến hành xây dựng định mức chi phí mơi trường
* Về phương pháp xác định chi phí mơi trường:
Do các CPMT được nhận diện là những chi phí dễ nhận thấy, chủ yếu là chi phí xử lý phát thải nên các DNSX xi măng Việt Nam cũng chỉ áp dụng phương pháp đánh giá truyền thống. Các khoản chi phí vật liệu của phế thải, chi phí chế biến khơng tạo ra sản phẩm, chi phí năng lượng, chi phí nước vệ sinh cơng nghiệp,... khơng được nhận diện nên các phương pháp đánh giá CPMT hiện đại như TCA, LCA, MFCA,... không được áp dụng trong các DNSX xi măng Việt Nam.
2.4.3. Đánh giá thực trạng phương pháp xác định chi phí mơi trường
Các DNSX xi măng thường sử dụng phương pháp truyền thống để phân bổ chi phí mơi trường. Các chi phí chung được phân bổ theo khối lượng sản xuất thực tế hồn thành trong kỳ của từng phân xưởng, sau đó phân bổ theo từng loại xi măng. Vì vậy kết quả phân bổ thiếu chính xác và có thể tạo ra các quyết định sai lầm về giá thành sản xuất, giá bán sản phẩm và bỏ qua cơ hội để cắt giảm chi phí.
2.4.4. Đánh giá thực trạng ghi nhận và xử lý thông tin kế tốn chi phí mơi trường
* Về chứng từ kế tốn:
Về cơ bản DN đã sử dụng các loại chứng từ trong hệ thống chứng từ do nhà nước ban hành để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, do nhận diện chưa được đầy đủ, độc lập về CPMT trong DN nên trong q trình thu nhận thơng tin ban đầu chưa phản ánh rõ thông tin các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động MT. Cụ thể, trên các chứng từ thu nhận thông tin về CPMT chưa thể hiện rõ được nội dung các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động môi trường.
* Về tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản hiện nay tại tất cả các DNSX xi măng được khảo sát đều tổ chức hệ thống tài khoản kế tốn chung (tích hợp), thơng tin phản ánh trên các tài khoản chủ yếu cung cấp thông tin cho việc lập BCTC. Đối với các nghiệp vụ kinh tế liên quan CPMT được phản ánh chung vào các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản của đơn
vị. Doanh nghiệp chưa thực hiện việc thiết kế, chi tiết các tài khoản kế toán để hệ thống hóa thơng tin KTCPMT nhằm cung cấp thơng tin lập BCTC và báo cáo quản trị MT. Các CPMT phát sinh được các DN ghi nhận vào CP sản xuất chung, CP quản lý DN và chi phí khác... Việc phản ánh như vậy, không thể xác định được thực chất quy mô, chủng loại, nguồn gốc CPMT phát sinh trong đơn vị phục vụ cho phân tích CPMT, quản trị CPMT trong đơn vị. Đồng thời không thể cung cấp thông tin CPMT phục vụ cho việc lập các chỉ tiêu môi trường trên BCTC để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngồị
* Về sổ kế tốn:
Các DNSX xi măng đã vận dụng các hình thức kế tốn theo chế độ, thơng tư hướng dẫn về kế tốn. Tuy nhiên, do chưa thật nhận diện đúng đắn về CPMT trong DN, nên còn thiếu một số loại sổ kế tốn để ghi nhận thơng tin CPMT phục vụ cho việc lập BCTC, chưa quan tâm đến xây dựng các sổ kế tốn để ghi chép thơng tin KTCPMT phục vụ cho quản trị MT trong DN.
2.4.5. Đánh giá thực trạng cung cấp và sử dụng thơng tin kế tốn chi phí mơi trường
*Về cung cấp và sử dụng thông tin kế tốn mơi trường trong DN:
Đối với báo cáo phục vụ cho công tác quản trị, chưa có DN nào lập báo cáo tổng hợp chi phí mơi trường, nhiều loại loại báo cáo CPMT phục thông tin cho quản trị môi trường trong DN chưa được thực hiện. Đặc biệt, các báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, như: Báo cáo cung cấp thông tin cho việc tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài sản xuất các linh kiện hoặc vật liệu có CPMT phát sinh lớn, thuê ngoài xử lý chất thải hay DN tự xử lý chất thải, thay đổi chủng loại vật liệu để giảm chi phí xử lý mơi trường… chưa được lập.
*Về nhu cầu sử dụng thông tin KTCPMT của các đối tượng bên ngoài DN:
Kết quả khảo sát nhu cầu thông tin môi trường trên BCTC cho thấy nhu cầu thông tin môi trường từ đối tượng người sử dụng BCTC, họ có sự quan tâm đến việc công ty đã gây ảnh hưởng thế nào đến môi trường và đã xử lý những thiệt hại gây ra như thế nào cũng như các nỗ lực phịng ngừa ơ nhiễm của cơng tỵ
Tuy nhiên thơng tin mơi trường trình bày trên BCTC cịn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng như: thiếu các thơng tin định tính về chính sách mơi
trường, các mơ tả về tính chất, đặc điểm của thiệt hại môi trường do công ty gây ra, các quy định môi trường liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty…
Về cung cấp thơng tin KTCPMT cho các đối tượng bên ngồi DN:
Hầu hết trong BCTC của các đơn vị hiện nay theo mẫu quy định Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC, các thơng tin CPMT chưa được trình bày thành các khoản mục riêng trong BCTC của DN. Vì vậy thông tin KTCPMT chưa được cung cấp đầy đủ cho các đối tượng sử dụng bên ngoàị
2.4.6. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế tốn chi phí mơi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
Kết quả nghiên cứu cho thấy một mức độ thấp trong nhận thức và thái độ của các nhà quản lý về các yếu tố MT nói chung và KTCPMT nói riêng. Nhìn chung khơng có các u cầu về trách nhiệm xã hội MT hoặc các quy định về MT trong quản lý chi phí tại các đơn vị. Vẫn cịn quan điểm cho rằng CPMT là khơng quan trọng và khơng đáng kể so với các chi phí khác trong DN. Rất ít nhà quản trị có nhu cầu sử dụng thông tin MT để ra quyết định vì cho rằng những vấn đề MT là của xã hội, thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Nếu nhận thức về MT còn thấp, dường như nhu cầu thu thập thông tin và xử lý thông tin MT đặc biệt là CPMT sẽ là không cần thiết. Điều này tương đương với việc KTCPMT như là một công cụ trợ giúp để cung cấp các thơng tin thích đáng cho việc ra quyết định sẽ không được yêu cầụ Tại cả bốn DN, có tới 24/28 người thống nhất cho rằng DN của họ chưa ưu tiên đến việc áp dụng KTCPMT. Mặt khác, một mức độ hội tụ khá cao liên quan đến nhận thức và thái độ của các nhà quản lý đó là phản kháng lại sự thay đổi do lo ngại những yêu cầu phức tạp của KTCPMT (21/28). Sự kết hợp của hai nhân tố này đã đưa đến kết luận là khi nhận thức và thái độ về MT của các nhà quản lý được nâng lên, KTCPMT có nhiều khả năng được áp dụng tại các đơn vị
Phân tích và so sánh các nhân tố tác động tới KTCPMT (Bảng 2.26) cho thấy các hạn chế về nguồn lực (20/28) và cân nhắc đến hiệu quả tài chính (9/28) là những nhân tố cơ bản giải thích cho sự thiếu vắng KTCPMT. Do các bất lợi về điều kiện kinh tế, sự tác động của “lựa chọn hiệu quả” là nhân tố được ưu tiên nhất. Các áp lực tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp tới các tính tốn của các nhà quản lý. Mặc dù KTCPMT có khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động, và vì thế cải thiện tình hình tài chính, nhưng rõ ràng nó khơng
nhanh chóng và khơng thực sự có thể nhận biết được ngay, do đó khơng được chú trọng. Các phát hiện với việc nhấn mạnh vào các cân nhắc về hiệu quả tài chính và giới hạn về nguồn lực như là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng ngược chiều tới việc lựa chọn áp dụng KTCPMT.
Tổng hợp kết quả điều tra tại bốn DN (Bảng 2.26) cho thấy đa số các nhà quản lý trong mẫu điều tra (21/28) thống nhất cho rằng các áp lực có tính cưỡng chế của pháp luật là nhân tố căn bản ảnh hưởng quyết định đến khả năng áp dụng KTCPMT trong DN. “Khơng có áp lực sẽ khơng có hành động” và “Khi có sự cưỡng chế của luật pháp thì các DN sẽ bắt buộc phải tn theo khơng có lựa chọn nào khác”đó là những lý giải từ các nhà quản trị của bốn DN. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù đã có sự điều chỉnh của pháp luật về môi trường nhưng những người tham gia điều tra lại khơng nhận thấy các áp lực có tính cưỡng chế này, điều đó giải thích cho sự thiếu vắng của kế tốn mơi trường tại các DN khảo sát. Thiếu vắng các áp lực cưỡng chế của luật pháp sẽ làm giảm khả năng áp dụng KTCPMT trong DN.
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu DN xây dựng được một cơ chế trách nhiệm về môi trường một cách rõ ràng thì đó sẽ là một động lực cho sự thay đổi cách thức kế toán truyền thống cho mục tiêu quản lý chi phí mơi trường. Việc phân cấp quản lý cùng với cơ chế trách nhiệm rõ ràng sẽ khuyến khích trao đổi thơng tin trong nội bộ đơn vị. Dựa vào sự hợp tác và trao đổi thơng tin giữa các bộ phận và cá nhân có liên quan đến các chức năng quản lý môi trường mà các thông tin về tiêu dùng điện, nước theo cả đơn vị hiện vật và giá trị ln có thể cung cấp được bởi hệ thống kế toán. Tuy nhiên tại các đơn vị tham gia khảo sát, 17/28 người trả lời đều cho rằng DN của họ còn thiếu một cơ chế trách nhiệm về mơi trường. “Khơng có ai u cầu” hoặc “Khơng ai hỏi” hay “Đó khơng phải là trách nhiệm của (chúng) tôi”, “Trách nhiệm của tôi chỉ là sản xuất...” là những câu trả lời thường trực của các nhà quản lý trong mẫu khảo sát. Các bằng chứng tổng hợp ở Bảng 2.26 đã chứng minh rằng tại bốn DN hiện chưa có một cơ chế trách nhiệm về mơi trường, do đó nhu cầu sử dụng thông tin và trao đổi thông tin về môi trường giữa các nhà quản lý là không tồn tạị Việc thiếu vắng một cơ chế trách nhiệm cùng với kênh trao đổi thông tin về môi trường đã cho thấy các nhà quản lý ở các cấp cũng không phải chịu áp lực về báo cáo và công khai thông tin môi trường trong nội bộ cũng như bên ngồị Bên cạnh đó, khi
những hiểu biết về mơi trường và kế tốn mơi trường còn khá hạn chế thì sự xuất hiện của các nhà quản lý cấp cao, tiên phong với vai trò “thủ lĩnh” hay “người khởi xướng” là vô cùng quan trọng (11/28 ý kiến cho rằng còn thiếu người khởi xướng và lãnh đạo tại đơn vị). Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố trên đã giải thích cho sự thiếu vắng kế tốn cho mục tiêu mơi trường tại các DN khảo sát.
2.4.7. Nguyên nhân của những tồn tại
Một là, các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về mơi trường trong hoạt động của DN cịn thiếu và chưa đồng bộ, hệ thống văn bản pháp quy chưa hoàn thiện. Cụ thể, hiện nay các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam chưa có quy định về tài sản mơi trường, nợ phải trả về CPMT vơ hình, CPMT bên ngồi, thu nhập mơi trường...; chế độ hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn DN trong việc bóc tách và theo dõi được CPMT trong chi phí Sản xuất kinh doanh (SXKD), chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản CPMT cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp DN có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các DN cùng ngành (nếu có), đồng thời khoản chi phí và thu nhập này cũng chưa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chưa thuyết minh cụ thể trên thuyết minh BCTC nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN là chưa đầy đủ, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của DN đối với môi trường. Thực tế cho đến nay, yếu tố chi phí “mơi trường” và thu nhập do “mơi trường” mang lại không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất nhiều chi phí liên quan đến mơi trường đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, khơng thể thấy được quy mơ và tính chất của CPMT nói chung và từng khoản CPMT nói riêng. Ngồi ra, hiện nay, trên các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến mơi trường như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, mơi trường sống. Hiện có rất nhiều DN, tổ chức đang hướng tới một quy trình SXKD hoặc cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn “xanh, sạch”, thân thiện với môi trường và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững như để thực hiện KTCPMT, mỗi DN SXKD và cả các dự án mới đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật BVMT và thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Hai là, nội dung của KTCPMT không được phổ biến, truyền thông đến các nhà quản trị, những người làm cơng tác kế tốn trong DN, phần lớn các DN đều chưa biết