Nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp tỉnh ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

quản lý nhà nước về BDCC là quản lý nhà nước theo lĩnh vực, do đó nó mang đầy đủ các nội dung quản lý liên quan đến ngành, lĩnh vực như: xây dựng thể chế, kế hoạch tài chính, lao động, khoa học - kỹ thuật và có thể hiểu đó là việc tổ chức và điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực BDCC theo những mục tiêu và yêu cầu đề ra. Những nội dung cơ bản của hoạt động này tùy theo thẩm quyền và phạm vi đối tượng phân cấp quản lý và tổ chức BDCC, cụ thể:

Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BDCC để quản lý

và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động BDCC trên cả nước.

Văn bản quy phạm pháp luật là những “văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội

chủ nghĩa”. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: văn bản luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật, văn bản dưới luật lập quy. Văn bản quy phạm là một trong trong phương tiện quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nước về BDCC. Hệ thống các văn bản này là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với công tác BD. Các cơ quan nhà nước dựa vào văn bản quy phạm pháp luật để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức tham gia BD ở các cấp quản lý; đồng thời, văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ để kiểm tra kiểm soát hoạt động của các tổ chức, cơ quan cũng như CBCC quản lý BD.

Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BDCC đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan đơn vị, nhiều cấp có thẩm quyền thực hiện. Do đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có những yêu cầu cụ thể sau:

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong mọi trường hợp phải phù hợp với tinh thần, nội dung và mục đích của cơng tác BDCC.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

Phải xem xét và giải quyết nhanh những nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm chỉnh thời hạn quy định và công khai, minh bạch những thơng tin liên quan đến BDCC.

Cần có báo cáo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BDCC theo đúng quy định, đảm bảo thống nhất, phù hợp và hiệu quả của công tác BDCC.

Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BDCC

Việc chấp hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BDCC là trách nhiệm của mọi cơ quan hành chính. Trong trường hợp cụ thể mỗi cơ quan đều phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình mà chủ động đảm bảo việc chấp hành các quy định pháp luật.

Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BDCC bao gồm các công việc như sau:

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch BDCC. Đây là một chức năng cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước về BDCC. Công tác quy hoạch, kế hoạch là một quá trình nhằm xác định những việc cần phải làm, làm như thế nào, làm khi nào, ai làm. Quy hoạch, kế hoạch BDCC trên nguyên tắc là tạo tiền đề cho các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Đây là một q trình và là một hệ thống mang tính lo gic.

Cơng tác này phải dựa trên cơ sở những mục tiêu của BDCC để đạt mục đích là tạo ra đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” và phải làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về BDCC: Đối tượng, nhu cầu BD; Nội dung, chương trình BD, năng lực cua cơ sở BD; cơ chế, chính sách; bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ công chức làm quản lý BD; nguồn kinh phí…

Tóm lại, quy hoạch, kế hoạch BD là q trình giúp tổ chức xem xét lại thực trạng đội ngũ CC của đơn vị mình, nhất là chất lượng CC, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CC, nhu cầu BD gắn với mục tiêu cơng việc để có quy hoạch, kế hoạch khả thi, phù hợp.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BDCC. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BDCC là hệ thống quản lý hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của từng cơ quan trong hệ thống, đội ngũ chuyên gia và nhân viên đang hoạt động trong hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bộ Nội vụ là đầu mối quản lý nhà nước về công tác BDCC thực hiện các chức năng quản lý, hoạch định chính sách, chế độ đối với cơng tác ĐTBD trong phạm vi tồn quốc và phối hợp quản lý các Bộ, ngành và địa phương trong công tác BDCC.

Vậy, hoạt động quản lý BDCC là hoạt động xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Theo tổ chức dọc, hệ thống này bao gồm:

Bộ Nội Vụ; Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương, phòng tổ chức các quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; Hệ thống các cơ sở BDCC (Cơ sở ĐTBD ở Trung ương, địa phương).

- Quản lý nội dung, chương trình BDCC. Xây dựng chương trình tài liệu là một trong những cơng đoạn quan trọng và khó khăn nhất trong quy trình đào tạo. Nội dung, chương trình phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phục vụ q trình thực thi cơng vụ cho CBCC, do đó phải thiết thực, phù hợp với các đối tượng vùng miền, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý…

Các bộ phận cấu thành của một chương trình đào tạo bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp quy trình, hình thức tổ chức, cách tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo. Quản lý nội dung, chương trình BD gắn với mục tiêu BD.

Việc xây dựng nội dung chương trình BDCC cần phải giải quyết các vấn đề sau: Xây dựng tầm nhìn trong lĩnh vực làm việc cho CC; Giúp CC thực thi tốt công vụ theo đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất; Phân tích các chính sách và các q trình tác nghiệp, sử dụng những thơng tin này vào việc xem làm thế nào tổ chức có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra; Giúp CC quản lý các công việc một cách khoa học, hiệu quả...

- Xây dựng đội ngũ giảng viên và CC trong hệ thống quản lý BD. Đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng BD vì họ là những người trực tiếp truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho người học, đồng thời tham gia quá trình biên soạn nội dung chương trình, tài liệu. Quản lý và phát triển đội ngũ CC trong hệ thống quản lý BDCC nghĩa là việc thực thi nhiệm vụ quản lý đội ngũ CC, bao gồm: sử dụng, đãi ngộ, đánh giá và nhiệm vụ phát triển đội ngũ CC bao gồm: tuyển dụng, BDCC tạo, bồi dưỡng. Quản lý đội ngũ giảng viên là quản lý cả những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy, nội dung kiến thức, kỹ năng mới, cơng tác tuyển dụng giảng viên và chuẩn hóa các chương trình, giáo trình, tài liệu dành cho BDCC. Do tính chất quan trọng và đặc điểm của BDCC nên cần xây dựng đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo mà còn

cần một đội ngũ giảng viên kiêm chức. Cần thu hút những CC quản lý giỏi, có trình độ chun mơn sâu, có kinh nghiệm tham gia vào công tác BDCC.

- Quản lý chất lượng BDCC. Chất lượng BDCC ngoài việc gắn với tiêu chuẩn cơng chức hành chính thì phải gắn với các yếu tố: Khn khổ pháp lý, nội dung BD; môi trường học tập, chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý BDCC …

Thứ ba, thanh tra, kiểm tra trong BDCC. Thanh tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý hành chính nhà nước về BDCC. Qua đó giúp tìm ra sai sót, hạn chế của cơng tác quản lý nhà nước về BDCC, từ đó đưa ra các biện pháp để khắc phục sai sót, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về BDCC.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp tỉnh ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w