2.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã được nêu tại mục 2.2, hoạt động quản lý nhà nước về CBCC cấp tỉnh ở tỉnh Thanh Hóa vẫn cịn một số hạn chế nhất định:
- Công tác lập kế hoạch BD chưa sát, mới chú trọng đến những nhiệm vụ hiện tại, chưa có chiến lược lâu dài. Việc quán triệt, bồi dưỡng về tác phong công chức, đạo đức, văn hố ứng xử... có lúc có nơi chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong khi đây là yếu tố chính ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến việc người dân có hài lịng hay khơng đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BD đa số chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý giáo dục, chủ yếu xuất phát điểm từ các trường khối ngành khác.
- Công tác BDCC chưa thực sự hiệu quả, chưa gắn chặt chẽ với nhu cầu công việc. BD và sử dụng không đi liền với nhau, việc cử CC đi học chưa gắn với quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn, đối tượng; chưa chú ý đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh và xuất phát từ nhiệm vụ, vị trí cơng tác. Do đó, việc bố trí CC sau đào tạo chưa thực sự phát huy được kiến thức, kỹ năng được học, vẫn theo lối mòn học một kiểu, làm một kiểu.
- Nội dung BD tuy đã được chú trọng, nhưng chưa bao quát được hết các chức năng, nghiệp vụ chun mơn; Một số chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu còn chậm được ban hành như tài liệu bồi dưỡng kỹ năng chuyên ngành cho công chức làm việc. Ngồi ra, nội dung chương trình BD chưa xuất phát từ thực trạng trình độ của CC nên đơi khi khơng phù hợp với các đối tượng học; học theo kiểu phong trào, lấy chứng chỉ, thành tích để đáp ứng yêu cầu ngạch, bậc. Phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới, chủ yếu sử dụng phương pháp thầy nói trị nghe về lý thuyết, chưa có nhiều tình huống cụ thể, hoặc trao đổi kinh nghiệm, chọn mơ hình nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn ở cơ sở… do đó bài giảng khơng tạo nhiều hứng thú cho người học, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên.
- Đội ngũ giảng viên mặc dù đã được tăng cường cả về chất lượng và số lượng song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn – số lượng cịn ít so với cơ cấu nguồn nhân lực cũng như mục tiêu, yêu cầu BD. Cơ cấu đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy hiện nay chưa hợp lý, cơ cấu độ tuổi của giảng viên thuộc nhóm tuổi khá cao, tỷ lệ giảng viên trẻ rất thấp, ảnh hưởng đến cơng tác duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên kế cận có kinh nghiệm giảng dạy và khả năng nghiên cứu. Khả năng sử dụng ngoại ngữ để nghiên cứu của giảng viên còn phần nào hạn chế, khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức và phương pháp hiện đại. Chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch tổng thể, chi tiết quản lý đội ngũ giảng viên theo 3 tiêu chí về số lượng, chất lượng, cơ cấu để từ đó làm căn cứ xác định yêu cầu, nhiệm vụ đối với từng địa phương, dẫn đến sự lúng túng trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên, chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ BD. Chưa có kế hoạch sử dụng hợp lý, tận dụng tối đa được lợi thế giảng viên kiêm chức nhiều kinh nghiệm trong công tác BD, đặc biệt là BD theo chức năng, bồi dưỡng chuyên.
- Chính sách khuyến khích người học chưa cao, chưa tạo điều kiện thời gian và công việc cho cán bộ đi học, nghĩa là mặc dù trên danh sách vẫn cử đi học nhưng đồng thời vẫn giao việc làm, phải đi họp… làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
- Kinh phí phục vụ cơng tác BD chưa thật sự hiệu quả, đơi khi cịn mang tính hình thức. Nhiều lớp bồi dưỡng mở lớp học ở ngồi tỉnh, do đó kinh phí của các đơn vị, cá nhân phải bỏ ra để di chuyển và sinh hoạt sẽ cao hơn phương án giảng viên đến nơi có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng để giảng dạy, chưa kể đến việc ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của CC.
- Chỉ tiêu BD cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị thấp nên tỷ lệ số cơng chức Lãnh đạo thuộc diện phải bồi dưỡng còn thấp, cũng như đối với những công chức trong diện quy hoạch, đây là điều kiện cần thiết khi
xem xét bổ nhiệm dẫn đến sẽ khó khăn cho cơng chức khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết.
- Chưa ban hành được bản mơ tả cơng việc theo vị trí việc làm nên chưa có cơ sở để xác định các nội dung kiến thức, kỹ năng cần bồi dưỡng cho cơng chức theo (vị trí việc làm) nhiệm vụ được phân cơng đảm nhiệm.
- Công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát BD chưa được quan tâm đúng mức, cịn mang tính hình thức, nhất là đánh giá CC sau BD chưa thúc đẩy công chức thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao cũng như tích cực học tập. Cách đánh giá cào bằng khơng khuyến khích được đội ngũ cơng chức làm việc hăng say, nhiệt tình để phát huy khả năng của họ. Do đó, cơng tác này chưa phát huy tác dụng của nó là nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để chấn chỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả BDCC.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Một bộ phận cơng chức của tỉnh cịn bộc lộ nhược điểm giảm sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống; năng lực chun mơn cịn thiếu chun nghiệp do thiếu kỹ năng nghề nghiệp, quản lý nhà nước và quản lý kinh tế cịn nhiều hạn chế trong giải quyết cơng việc và thực thi nhiệm vụ, còn tỏ ra lúng túng, cứng nhắc, thiếu nhạy bén, còn hạch sách, thủ tục hành chính cịn rườm rà, một bộ phận cịn mang tính cục bộ. Quản lý kinh tế cịn gây nhiều lãng phí cho nhà nước, tham ô, cửa quyền, chưa hiểu rõ công việc đảm nhận, cũng như không nắm chắc chức năng, nhiệm Vụ của đơn vị; sự phối hợp, hợp tác công việc, sự chia sẻ thông tin, tinh thần và phương pháp làm việc nhóm của cơng chức cịn yếu. Việc bố trí, sử dụng công chức trong một số trường hợp cịn chưa hợp lý, đội ngũ cơng chức khoa học, kỹ thuật vừa thừa, vừa phân bố không đều, tập trung nhiều ở các cơ quan, ban, ngành của tỉnh.
- Cơ chế tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý theo quy định cịn khơng ít tồn tại, đặc biệt là các thủ tục hồn thiện từ khi xin chủ trương đến khi chính thức có cán bộ quản lý mất quá nhiều thời gian.
- Hệ thống pháp luật về chính sách, chế độ đối với CC cũng như những quy định về chế độ BDCC chưa thật sự hồn thiện dẫn tới thực tiễn có một số vướng mắc trong việc xây dựng kế hoạch và cử cơng chức đi BD, chính sách hỗ trợ, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của CC.
- Các giảng viên cơ hữu hiện nay về cơ bản áp dụng theo nhiều quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo như số giờ giảng, chế độ ưu đãi đối với giảng viên, song lại phải thực hiện chế độ luân phiên, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác giữa cơng chức, viên chức… làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên này.
- Tư duy và phương pháp quản lý nhà nước về BDCC còn lạc hậu, chưa thực sự đổi mới dẫn tới hiệu quả và chất lượng BD cịn chưa cao. Có lúc, có nơi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chưa thực sự được sâu sát.
- Một số CC chưa nhận thức rõ vai trị, ý nghĩa của cơng tác BD nên họ coi như nghĩa vụ, khơng có động lực học tập rõ ràng, học cho đủ để nhận chứng chỉ, đáp ứng yêu cầu về ngạch bậc. Điều đó dẫn tới chất lượng và hiệu quả học tập chưa cao, gây lãng phí thời gian, tài chính. Ngồi ra, cịn kể tới nhận thức của cả lãnh đạo một số đơn vị đối với việc BDCC. Mặc dù cử CC đi học song đồng thời vẫn giao việc phải làm. Vậy là CC cùng một lúc phải lo hai nhiệm vụ, và kết quả cả hai việc đều không cao. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật sát sao, mới chỉ chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng, hiệu quả.
- Chưa xây dựng và ban hành được mơ hình đào tạo chuẩn và phù hợp với tình hình thực tế; nội dung đào tạo chưa cụ thể và bám sát với yêu cầu của từng vị trí cơng việc địi hỏi; việc xây dựng các nội dung và chương trình đào tạo hàng năm còn bị động; hiệu quả của việc đào tạo bồi dưỡng còn thấp; các kỹ năng nghiệp vụ chưa được bồi dưỡng thường xuyên.
- Phần lớn CC làm công tác quản lý nhà nước về BD không được đào tạo bài bản về quản lý đối với hoạt động sư phạm, mà chủ yếu là tốt nghiệp các trường ngoài sư phạm. Do đó, dẫn đến gặp khơng ít khó khăn trong việc
thực hiện nhiệm vụ được giao. Một số công chức trong đội ngũ cán bộ QLNN về BD chưa thực sự n tâm cơng tác vì tổ chức bộ máy chưa ổn định, vì điều kiện kinh tế cịn khó khăn, ...
- Một số giảng viên tuổi đời còn trẻ hoặc được từ các ngành khác sang, chưa có nhiều kiến thức hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế nên chưa đáp ứng yêu cầu của người học trong việc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành. Phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới nhiều, chủ yếu là nặng về lý thuyết, chưa tạo ra sự hứng thú cho người học. Công tác phát triển đội ngũ giảng viên chưa thực sự bài bản, khoa học và toàn diện.