Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp tỉnh ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 66)

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua đội ngũ công chức của tỉnh tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng. Đại đa số cơng chức có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, gần gũi với đồng chí, đồng nghiệp, thật thà và thẳng thắn đấu tranh chống tiêu cực, đã nắm bắt được những yêu cầu mới đặt ra trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, thời kỳ hội nhập. Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, gian khổ đại bộ phận cơng chức đã phát huy được truyền thống vẻ vang của dân tộc, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức độc lập. Đội ngũ cơng chức của tỉnh có nhiều người được giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được đào tạo từ nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau. Một số lượng lớn cơng chức được trưởng thành trong môi trường quân

đội, lao động trực tiếp, có trình độ chun mơn thấp đã được đào tạo, bồi dưỡng dần trong q trình cơng tác. Một số công chức thuộc lớp trẻ đã được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, đồng thời tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng theo hệ thống chương trình, bao gồm: lý luận chính trị (cao cấp, trung cấp), kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về quản lý nhà nước. Do đó, trình độ của đội ngũ công chức ngày càng được nâng lên rõ rệt.

- CC cấp tỉnh ở tỉnh, Thanh Hóa đã đạt chuẩn về trình độ được ĐT. Số cơng chức có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, quản lý nhà nước,… ; có bằng trung cấp, cao cấp lý luận chính trị chiếm tỉ lệ tương đối cao. Đội ngũ này có kiến thức chung về quản lý nhà nước, pháp luật và kiến thức chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách vào công việc thực tiễn của mỗi người; một số cơng chức có khả năng nhận diện, phát hiện vấn đề, xử lý thông tin nhanh nhạy, đưa ra các giải pháp thực hiện đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với thực tiễn.

- Công tác BDCC giai đoạn 2011 – 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa được trển khai trên đúng cơ sở pháp lý của Đảng, Nhà nước đề ra, đúng chương trình, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Thông qua các lớp BDCC đã trang bị, cập nhập thêm kỹ năng, trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích lũy thêm kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tế nâng cao trình độ quản lý nhà nước …

- Cơng tác xây dựng kế hoạch BDCC cũng tùng bước đi vào nề nếp. Song song với kế hoạch cử CC tham gia các lớp BD về Lý luận chính trị, quản lý nhà nước, Quản lý kinh tế, Quốc phòng - An ninh, … tại các trường, trung tâm thuộc Bộ. Tỉnh còn lập kế hoạch BDCC cấp tỉnh tại địa bàn theo hình thức liên kết. Đã có sự phối hợp chặc chẽ, thống nhất chỉ đao giữa các ban, ngành chức năng trong việc: hướng dẫn rà soát đối tượng, xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch, dự tốn ngân sách, thực hiện quy trình mở lớp, thanh quyết tốn tài chính; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch BD của các đơn vị để kịp thời chỉ dạo và có những giải pháp điều chỉnh phù hợp. Về căn

bản, công tác xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch BDCC cấp tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng bám sát u cầu của hoạt động thực tiễn. Số đông CC cấp tỉnh đều được ĐT, BD một cách cơ bản, có hệ thống.

- Nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công chức cấp tỉnh cũng được xây dựng sát thực với thực trạng trình độ của đội ngũ cơng chức chun mơn, nghiệp vụ và yêu cầu cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ này, cụ thể: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao; trình độ lý luận chính trị; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành, lĩnh vực và bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số đối với bồi dưỡng trong nước. Bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành đối với hình thức bồi dưỡng ở nước ngồi,...giúp cho cơng chức về cơ bản đáp ứng được u cầu nhiệm vụ cơng tác.

- Hình thức bồi dưỡng có nhiều đổi mới, đa dạng, phong phú: kết hợp giữa bồi dưỡng ngắn hạn và bồi dưỡng dài hạn, bồi dưỡng tập trung và không tập trung, bồi dưỡng trong nước với bồi dưỡng ở nước ngoài kết hợp với tham quan, thực tế mơ hình trong và ngồi nước; hình thức hội thảo, tập huấn, trao đổi, chuyên đề, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, nghiên cứu thực tế, học tập kinh nghiệm,...tạo hứng thú cho người học, giúp CC chủ động nghiên cứu, học tập, tìm tịi để áp dụng hiệu quả kiến thức đã học vào thực tiễn cơng việc.

- UBND tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đăng ký nhu cầu bồi dưỡng công chức của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, ban hành Kế hoạch đào tào, bồi dưỡng dài hạn (5 năm) và ngắn hạn (hàng năm). Bên cạnh đó, Tỉnh giành một phần kinh phí nhất định cho việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cơng chức được cử đi BD nhằm khuyến khích người học, như: hỗ trợ đối với CC đi BD trình độ lý luận chính trị, nâng cao nghiệp vụ QLNN. Để tạo điều kiện về thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại cho cơng chức được cử đi BD,

UBND tỉnh đề nghị các Bộ, ngành Trung ương mở một số lớp học tại tỉnh; cho các trường, cơ sở đào tạo có chức năng BD liên kết với các trường, cơ sở đào tạo tại địa phương để có thể sử dụng cơ sở vật chất mở lớp tại tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho học viên vừa tham gia BD, vừa đảm bảo công tác tại cơ quan, đơn vị.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng, Thanh Hóa đã tích cực đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, cở sở có chức năng BD; đầu tư các thiết bị hiện đại phục vụ quá trình giảng dạy, tạo điều kiện cho việc tổ chức các lớp BD CC hàng năm đạt hiệu quả cao.

- Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên làm công tác giảng dạy từng bước nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ cán bộ, cơng chức theo quy định của Bộ Nội vụ. Qua đó, hồn thiện và chuẩn hóa đội nguc CC theo kê hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, HĐND, UBND tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, các lớp BD đạt kết quả tốt; học viên tham gia đầy đủ, nghiêm túc và trách nhiệm. Qua đó, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ của cơng chức được nâng lên, tăng khả năng tham mưu, đề xuất ý kiến đóng góp trong chun mơn; nâng cao chất lượng trong xây dựng chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đề xuất ý kiến đóng góp cùng cấp ủy cơ quan, đơn vị, Đảng bộ tỉnh hoàn thiện nhiệm vụ, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2011- 2015; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững đồn kết giữa các dân tộc, các tơn giáo, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp tỉnh ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w