2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý
Thanh Hố có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hồ Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km; Phía Nam: Giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km; Phía Đơng: Giáp biển Đơng với chiều dài đường bờ biển 102 km; Phía Tây: Giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.
Địa hình Thanh Hố khá phong phú, có đủ địa hình miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48 km2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3%; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.
Thanh Hóa nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xn. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mơ diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
* Hệ thống thủy văn và khí hậu
- Thanh Hố có lượng sơng ngịi khá dày đặc với hệ thống chính là sơng Hoạt, sơng Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng và sông Chàng phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh. Ngồi các sơng tự nhiên trên đây, Thanh Hố cịn có
một hệ thống các sơng và kênh, mương nhân tạo. Thời phong kiến có hệ thống kênh đào nhà Lê. Thời hiện đại có hệ thống kênh của cơng trình thuỷ lợi đập Bái Thượng, các cơng trình thuỷ lợi Bắc sơng Mã, Nam sơng Mã, sơng Quảng Châu, v.v...
- Thanh Hố có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khơ nóng; mùa đơng lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đơng Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đơi khi có hiện tượng giơng, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nơng nghiệp. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 22 - 230C, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về nhiệt độ trong năm cũng rất lớn, mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 410C, song về mùa đơng, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 20C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối.
Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Lượng mưa lớn nhất vào tháng 8, 9 và ít nhất vào các tháng 2, 3. Mưa phùn vào các tháng cuối mùa lạnh (1, 2 và 3), Thanh Hoá là một trong những tỉnh miền Trung thường xuyên phải hứng chịu thiên tai như: bão, lũ, lụt, ngập úng, giông, lốc, mưa đá, hạn hán và rét đậm kéo dài và sương muối trong mùa đơng.
Với hệ thống thủy văn và khí hậu cộng với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm ngư nghiệp và phát triển các cây trồng nhiệt đới và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu là điều cần thiết.
* Tài nguyên
- Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có nguồn tài ngun khống sản rất phong phú và đa dạng, có những tiền đề địa chất khá thuận lợi cho các q trình tạo khống sản. Kết quả điều tra đến nay cũng đã cho thấy lãnh thổ Thanh Hố có nhiều loại hình khống sản khác nhau, bao gồm:
Kim loại sắt và hợp kim sắt và sa khoáng; kim loại màu và kim loại hiếm như: quặng chì - kẽm, antimoan, niken - coban có lẫn trong quặng crơmit Cổ Định, quặng đồng, thiếc và thiếc; quặng molipđen, thuỷ ngân, quặng vàng, các loại khoáng hoá vàng hoặc vàng gốc thuộc thành hệ thạch anh - vàng - sunfua, đa kim, secpentin, quặng photphorit, quặng đôlômit, Pyrit, barit; nguyên liệu cho sản xuất sành, sứ, thuỷ tinh và vật liệu xây dựng như cao lanh, sét trắng, đá, cát, sỏi, sét xây dựng, quặng, cát kết chịu, đá hoa, đá vôi làm xi măng; nhiên liệu như than bùn, than đá, … Ngồi ra, Thanh Hố cịn một số loại khoáng sản khác: thạch anh tinh thể, đá quý như topa, canxedoan, graphit ở Quan Hoá; nước khoáng,...với trữ lượng khác nhau nằm rải rác khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi trên địa bàn tỉnh. Với sự phong phú về khống sản có được là vật liệu cần thiết cho một số ngành sản xuất tạo nên khả năng phát triển công nghiệp liên quan đến khai thác và chế biến khống sản ở Thanh Hố cịn rất nhiều hứa hẹn.
- Tài nguyên biển và ven biển: Vùng biển Thanh Hoá có diện tích 17.000 - 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch với nhiều loại nguyên liệu như: inmenhit để sản xuất que hàn, men sứ; cát trắng để sản xuất thủy tinh; các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hố, Quảng Xương, Tĩnh Gia... là nơi ni trồng thuỷ sản và nghề diêm điền (sản xuất muối). Bờ biển chính là nguồn tài ngun lớn về ni trồng thuỷ sản nước lợ như tôm sú, tơm he, cua và rong câu... Diện tích nước mặn khoảng trên 5.000ha, phân bố chủ yếu ở vùng đảo Mê, Biện Sơn có thể ni cá song, cá cam, trai ngọc, tơm hùm dưới hình thức ni lồng bè.... Đặc biệt là với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, khu kinh tế Nghi Sơn đã và đang được xây dựng (theo Quyết định 102/2006 của Thủ tướng Chính phủ) với nhiều hạng mục cơng trình lớn như: Cảng nước sâu, nhà máy xi măng, sân bay... sẽ mở ra nhiều hướng phát triển mới cho dải ven biển nói riêng cũng như cho cả tỉnh nói chung; khu bờ biển thành phố Sầm Sơn đã
phát triển thành khu du lịch và nghỉ dưỡng nổi tiếng trong nước và quốc tế nhờ sự đầu tư của tập đoàn kinh tế FLC đầu tư xây dựng.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội * Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 theo giá so sánh năm 2011 ước tăng 9,05% so với cùng kỳ (năm 2014 tăng 8,39% so với cùng kỳ); trong đó ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,52%; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 11,96%; các ngành dịch vụ tăng 8,83%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 9,16%. Trong 9,05% tăng trưởng của năm 2015, ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành cơng nghiệp, xây dựng đóng góp 5,11 điểm phần trăm; các ngành dịch vụ đóng góp 3,05 điểm phần trăm; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp đóng góp 0,44 điểm phần trăm.
Tỷ trọng các ngành trong GRDP năm 2015: Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 16,6%, giảm 1,2%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 40,5%, tăng 1,2%; các ngành dịch vụ chiếm 38,5%, bằng năm 2014; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,4%, bằng năm 2014. GRDP bình quân đầu người năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 34,2 triệu đồng, theo USD đạt 1.544 USD.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Với hệ thống sơng ngịi dày, có bờ biển dài và nhiều vùng nước mặn xâm lấn ở các huyện Miền biển; diện tích đất rộng lớn bao gồm nhiều địa hình và chất đất phong phú là thế mạnh cho tỉnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, với địa hình chia cắt thành nhiều vùng với chất đất khác biệt nhau; đất rừng ngày càng bị xói mịn lớp đất màu do khai thác và trồng sản xuất lâm nghiệp chưa khoa học, cùng với thời tiết khắc nghiệt và thiên tai của Miền Trung tạo nên sự khó khăn trong, sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản, làm hạn chế việc canh tác diện rộng, thâm canh, chuyên canh và tăng sản lượng ni gia súc, gia cầm. Vì vậy, tuy là một tỉnh có thu nhập từ sản
xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng GDP cao nhưng chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh từ lĩnh vực này.
- Đầu tư:
Dự ước năm 2015, tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn đạt 113.870,6 tỷ đồng, đạt 91,1% kế hoạch, tăng 0,8% so với cùng kỳ, trong đó các đơn vị địa phương quản lý 12.043,3 tỷ đồng, tăng 16,8%; các đơn vị trung ương quản lý 15.233 tỷ đồng, tăng 27,6%; vốn ngoài Nhà nước 37.846,4 tỷ đồng, tăng 17,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 48.747,9 tỷ đồng, giảm 16,6% so với cùng kỳ.
Các dự án lớn khởi công trong năm 2015 gồm: Dự án Bệnh viện hữu nghị tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào) do tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư (vốn do Chính phủ Việt Nam tài trợ); dự án Trung tâm thương mại Vincom; dự án Trụ sở làm việc của Thành ủy - HĐND - UBND và các đồn thể thành phố Thanh Hóa, thực hiện theo hình thức đối tác cơng tư (hợp đồng BT); khu đô thị Sao Mai, Triệu Sơn; dây truyền 2 Nhà máy xi măng Long Sơn.
Các dự án lớn hoàn thành trong năm gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 217 tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 1); Dự án xây dựng Khu hàng không dân dụng - Cảng hàng không Thọ Xuân; Nhà máy sản xuất dung dịch thẩm phân máu; dự án cải tạo, nâng cấp đường Hồ Xuân Hương; không gian du lịch ven biển phía Đơng đường Hồ Xuân Hương; Đại lộ Nam sông Mã (giai đoạn 1); đường Trần Nhân Tông, thị xã Sầm Sơn.
- Thương mại, dịch vụ và vận tải:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ: Dự ước năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 71.484 tỷ đồng, tăng 16,0% so với cùng kỳ (chưa loại trừ yếu tố giá).
- Xuất, nhập khẩu: Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu năm 2015 ước đạt 1.054,4 triệu USD, bằng 40,8% so với cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân dược 7,6 triệu USD; vải may mặc 302,1 triệu USD; phụ liệu hàng may mặc 129,8 triệu USD; phụ liệu giầy dép
270,8 triệu USD; ô tô các loại 39 triệu USD; máy móc thiết bị và phương tiện khác 247 triệu USD.
+ Vận tải, bốc xếp: Dự ước năm 2015, vận chuyển hàng hoá đạt 47,8 triệu tấn, luân chuyển hàng hoá đạt 2.718,6 triệu tấn.km, tăng 7,5% về tấn, tăng 4,4% về tấn.km so với cùng kỳ; vận chuyển hành khách 37,3 triệu người, luân chuyển hành khách 2.181,9 triệu người.km, tăng 20,2% về hành khách, tăng 22,0% về hành khách.km so với cùng kỳ. Bốc xếp qua cảng đạt 6.354 nghìn tấn, tăng 10,8% so với cùng kỳ; cảng Nghi Sơn 5.951 nghìn tấn, tăng 12,6%; cảng Lễ Mơn 403 nghìn tấn, giảm 10,2% so cùng kỳ.
Cảng hàng khơng Thọ Xn có bước tăng trưởng và phát triển về lượng hành khách đi và đến, đáp ứng yêu cầu khai thác thực tế của tỉnh Thanh Hóa. Tính đến ngày 31/10/2016, Cảng đã đón được 690,5 nghìn lượt hành khách đi và đến, tăng 47,6% so với cùng kỳ.
- Tài chính - Ngân hàng:
Năm 2016, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 12.300 tỷ đồng, vượt 10,8% dự toán, bằng 97,7% so cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 11.100 tỷ đồng, vượt 24,7% dự tốn, tăng 0,1% so cùng kỳ.
Ước tính đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (khơng bao gồm Ngân hàng Phát triển) đạt 61.750 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2015; tổng dư nợ (không bao gồm Ngân hàng Phát triển) đạt 73.150 tỷ đồng, tăng 19,0% so với năm 2014.
* Các vấn đề văn hóa - xã hội
- Văn hố:
Hoạt động Văn hóa - Thơng tin tập trung tăng thời lượng phát sóng đưa tin; đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương, trọng tâm là tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021; học tập, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; tiếp tục
đẩy mạnh tuyên truyền việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phối hợp với các đơn vị và các địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, lễ hội vui tươi, lành mạnh. Thông qua các hoạt động này đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước, lòng tự hào và truyền thống cách mạng trong các tầng lớp nhân dân.
Năm 2015, có 54 làng, bản, tổ dân phố; 132 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa; 43 xã đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới; 3 phường, thị trấn đăng ký đạt chuẩn văn minh đô thị. Đã tổ chức 11 giải cấp tỉnh, 124 giải cấp huyện, 378 giải cấp xã, tạo khơng khí vui tươi phấn khởi và nâng cao sức khỏe nhân dân. Số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm 35,8% dân số, tăng 2% so cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến 05/11/2015, thể thao thành tích cao Thanh Hố tham gia thi đấu 105 giải quốc gia, quốc tế; đạt 662 huy chương các loại, gồm: 226 huy chương Vàng, 193 huy chương Bạc, 243 huy chương Đồng. Câu lạc bộ Bóng đá FLC Thanh Hố tham gia giải vơ địch quốc gia Toyota V-league 2015, kết thúc mùa giải xếp thứ 6/14 đội tham dự.
Năm học 2014 - 2015 cơ bản ổn định, chất lượng giáo dục, đào tạo được quan tâm; đạt nhiều thành tích trong cơng tác dạy và học. Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2014 - 2015, học sinh Thanh Hóa đoạt 58 giải; gồm 6 giải Nhất, 18 giải Nhì, 17 giải Ba và 17 giải Khuyến khích. Trong đó nổi bật là kỳ thi Tốn quốc tế (ITOT) mùa xuân lần thứ 37 năm 2015, thầy và trò trường THPT chuyên Lam Sơn đã đạt được kết quả đáng khích lệ với 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 6 giải Ba.
Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015 - 2016, tồn tỉnh có 33.310 học sinh trúng tuyển, đạt tỷ lệ 98,9% (tăng 11,8% so cùng kỳ). Tỷ lệ tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016, Thanh Hóa đạt 96,89% (tăng 5,05% so cùng kỳ).
Năm 2015 có 27/27 huyện, thị xã, thành phố; 635/635 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 1.171 trường đạt chuẩn
quốc gia, tăng 5,5% so với cùng kỳ; chiếm 55,3% tổng số trường, tăng 3,1% so với cùng kỳ.
- Các vấn đề xã hội:
+ Dân số, lao động và việc làm: Dân số trung bình năm 2015 ước đạt 3.528 nghìn người, tăng 13,8 nghìn người so với năm 2015, tốc độ tăng dân số 0,39%. Năm 2016, sắp xếp được khoảng 64 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 100% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ (trong đó xuất khẩu lao động 10.000 người, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,76% so với cùng kỳ).
+ Đời sống dân cư, bảo đảm an sinh xã hội: Tính chung 11 tháng 2015 tỷ lệ hộ thiếu đói 0,01%, giảm 0,02% so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 (theo chuẩn mới nghèo đa chiều) ước còn 11,00%, đạt mục tiêu đề ra và giảm 2,51% so với năm 2014.
Năm 2015, tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (chuẩn mới giai đoạn 2011 - 2020) đạt 60,0%, vượt 5,0% kế hoạch và tăng 15,0% so với cùng kỳ.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước: Theo như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì việc xây dựng đội ngũ CBCC là trách nhiệm của Đảng. Để xây dựng đội ngũ CC vững vàng về lập trường chính trị, giỏi chun mơn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức thì cơng tác BDCC là hết sức quan