Thứ nhất, bồi dưỡng CC giúp nâng cao chất lượng CC, tăng cường
hiệu quả thực thi công vụ và hiệu quả quản lý nhà nước đối với CC có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước; quyết định sự thành cơng hay thất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra. Đội ngũ CBCC trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia… Vì vậy, đội ngũ CC phải được quan tâm bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. BDCC nhằm xây dựng được đội ngũ CC thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng.
Thứ hai, BDCC để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Ngày
8/11/2011, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 được ban hành tại Nghị quyết 30c/NQ - CP của Chính phủ.
Theo đó, trọng tâm cải cách hành chính là: Cải cách thể chế; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC, viên chức; chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để CB,CC, viên chức thực thi cơng vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ cơng. Chương trình bao gồm những nhiệm vụ tương ứng: Cải cách thể chế; tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính cơng; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Trong đó nổi bật lên một số nhiệm vụ cụ thể như đội ngũ CB,CC có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước. Việc thực hiện thành công nhiệm vụ này sẽ mang góp phần tạo ra những bước ngoặt lớn cho tiến trình cải cách hành chính nước ta.
Thứ ba, BDCC nhằm hồn thiện đạo đức cơng vụ. Công chức tốt phải
người vừa có tài vừa có đức, như Bác đã nói là người “vừa hồng vừa chun”, “một người có tài mà khơng có đức thì là người vơ dụng, một người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”[18]. Q trình bồi dưỡng giúp công chức nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm và sứ mệnh của mình đối với đất nước và nhân dân. Tiền lương của họ chính là tiền đóng thuế của nhân dân nên họ phải có trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Đồng thời, cơng chức phải có bản lĩnh, đặc biệt là bản lĩnh chính trị vững vàng. Trong bối cảnh trong và ngồi nước có nhiều yếu tố phức tạp thì bản lĩnh của cơng chức được xem là một trong những yêu cầu hàng đầu. Đây là yếu tố rất quan trọng vì có bản lĩnh người cán bộ sẽ khơng bị tác động, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực, những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường.
Thứ tư, BDCC phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với nguồn lực con người nói chung thì bộ phận CBCC đóng vai
trị then chốt cho sự thành cơng của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cũng là khâu then chốt quyết định chất lượng CBCC.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảng (Khóa VIII), Đảng ta đã kết luận: “muốn tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” và “Mọi cán bộ cơng chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng”. [18]
Vai trò của quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức trước hết xuất phát từ vai trị vơ cùng quan trọng của bồi dưỡng cơng chức - yếu tố nịng cốt quyết định chất lượng công chức.
Sự quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức tạo ra những tiền đề, điều kiện cho sự phát triển và nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức:
- Làm cho sự phát triển bồi dưỡng công chức đúng hướng, đáp ứng mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn;
- Làm cho tất cả các hoạt động bồi dưỡng công chức đi vào kỷ cương, trật tự;
- Đảm bảo sự công bằng trong bồi dưỡng công chức thông qua hệ thống chính sách về bồi dưỡng cơng chức, tạo cơ hội cho mọi cơng chức có điều kiện tham gia vào quá trình bồi dưỡng;
- Đảm bảo những điều kiện vật chất to lớn cho bồi dưỡng công chức phát triển. Nhà nước là người đầu tư và đồng thời là người đặt hàng lớn nhất cho bồi dưỡng công chức.
Tiểu kết chƣơng 1
1. Công tác bồi dưỡng công chức:
Đối tượng bồi dưỡng là công chức, một thành phần quan trọng, hạt nhân tạo nên nguồn nhân lực. Công chức là những người đại diên cho Nhà nước để thực thi quyền hành pháp; là người nắm giữ quyền lực để điều hành công việc quốc gia. Đó là một chức nghiệp được Nhà nước tổ chức, duy trì bảo vệ. Họ khơng tự xem là người đi làm thuê mà là người làm việc nước, được Nhà nước bảo đảm các quyển lợi vật chất và tinh thần. Việc tuyển
chọn, sắp xếp công chức vào bộ máy QLNN được thực hiện bằng thi cử, căn cứ vào tài năng để sắp xếp vào các ngạch, bậc khác nhau trong hệ thống hành chính. Khi một người đã gia nhập công vụ trở thành một công chức tức là đã xác định cho mình một nghề, một chức nghiệp và suốt đời gắn bó với nó cho nên ta gọi hệ thống công chức này là hệ thống chức nghiệp. Công chức hành chính được điều chỉnh bằng Luật cán bộ, cơng chức.
2. Nội dung quản lý nhà nước về BDCC chức hành chính gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về BD; xây dựng kế hoạch và qui hoạch BD; tổ chức bộ máy quản lý cơng tác BD; Quản lý nội dung, chương trình BD; quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ, công chức quản lý công tác BD; quản lý chất lượng BDCC.
Nội dung quản lý về BDCC phải được nhìn nhận là một yếu tố quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước và phát triển năng lực tổ chức, cá nhân, và đóng góp đáng kể cho hiệu quả quản lý hành chính. Tuy nhiên, đó khơng thể là giải pháp cho một hệ thống hoạt động yếu kém. Công tác BD khơng thể có hiệu quả nếu khơng sử dụng các kỹ năng mới và khơng gắn BD với q trình phát triển nghề nghiệp và các trách nhiệm thực tế của công chức.
BD trong một cơ cấu tổ chức yếu kém hoặc khơng gắn kết với động cơ khuyến khích thì sẽ chỉ là sự lãng phí thời gian và nguồn lực. Vì vậy, BDCC cần phải được thực hiện trong một mơi trường chính sách đào tạo, bồi dưỡng quốc gia được thiết kế tốt, gắn kết với việc phát triển nghề nghiệp và phải cố đào tạo, bồi dưỡng theo ngành, lĩnh vực và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hành chính cho chính quyền địa phương các cấp.
Qua phân tích và làm rõ các nội dung ở trên luận văn xác định hướng nghiên cứu cho các chương 2 và chương 3 tiếp theo.
Chƣơng 2
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BỒI DƢỠNG CƠNG CHỨC HÀNHCHÍNH CẤP TỈNH Ở TỈNH THANH HĨA HIỆN NAY –