Tầm quan trọng, vai trị của cơng tác quy hoạch cơng chức đã được Đảng ta khẳng định trong “Chiến lược cơng chức thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” (năm 1997). Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh: “Quy hoạch cán bộ, công chức là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, công chức, bảo đảm cho công tác công chức đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [9, tr.88]. Quan điểm này được rút ra từ thực tiễn và lý luận của công tác cán bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ khi ra đời (năm 1930) đến nay, và xa hơn nữa là Sự kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc.
Một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quy hoạch công chức là cơng tác đào tạo, bồi dưỡng do đó, trong những năm tới, tỉnh Thanh Hóa cần phải chú trọng đến cơng tác quy hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng:
Thứ nhất, khơng nên bó gọn việc quy hoạch ĐT, BD cơng chức trong
bộ phận công chức lãnh đạo, quản lý mà cần mở rộng phạm vi áp dụng sang các loại cơng chức khác trong hệ thống chính trị, như cơng chức khoa học - kỹ thuật, công chức chuyên môn...
Thứ hai, quy hoạch công chức phải thực sự là căn cứ để cử công chức
đi ĐT, BD. Lâu nay, khơng ít cấp ủy quy hoạch cơng chức mang Tính hình thức, đối phó hoặc có quy hoạch thì cũng khơng xác định rõ tiêu chuẩn, điều kiện cho mỗi chức danh quy hoạch, nhất là về bằng cấp, chứng chỉ để làm căn cứ đào tạo, bồi dưỡng cơng chức. Vì vậy, sau quy hoạch, việc cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng dễ dẫn đến tùy tiện và việc thực hiện đề bạt công chức theo quy hoạch cũng thiếu tính khả thi. Khơng ít trường hợp cử cơng chức đi học cốt để có đủ bằng cấp, học vị cho dù ngành học không sát với công việc được quy hoạch, khơng thiết thực, gây lãng phí thời gian, cơng sức và tiền của đối với tổ chức và cá nhân.
Thứ ba, cần chú trọng xác định rõ nội dung ĐT, BD đối với từng chức
danh công chức trong quy hoạch. Sau khi công bố quy hoạch, cần thực hiện sớm và đúng thứ tự ưu tiên trong việc cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở sự kiểm tra giám sát của đảng viên, công chức cơ quan, đơn Vị và cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó. Nếu quyết tâm thực hiện và có “cơ chế” xử lý những vi phạm, sẽ chấm dứt tình trạng cử cơng chức đi ĐT, BD không trong quy hoạch, hoặc cử công chức không đúng chuyên ngành đào tạo trong quy hoạch đã xác định.
Thứ tư, thủ trưởng các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng công chức cấp tỉnh để lên kế hoạch triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy hoạch.
Thứ năm, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu trong công tác
công chức như quy hoạch, kế hoạch ĐT, đổi mới nội dung phương pháp giang day. nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức. Căn cứ nhu cầu thực tế và khả năng của hệ thống đào tạo, để có định hướng chiến lược, xác định quy mô đào tạo của các trường, tiếp tục phân cấp quản lý đào tạo cụ thể hơn nữa đối với cả hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức trên phạm vi toàn tỉnh.
Thứ sáu, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập để hoàn thiện tiêu
chuẩn, điều kiện bổ nhiệm từng chức danh của từng cơng chức qua đó sẽ phát huy tinh thần tích cực, tự giác mỗi cơng chức diện quy hoạch, tâm được tình trạng thụ động. chắp vá trong cơng tác đào tạo, bơi dưỡng cơng Từ đó, các cơ sở đào tạo sẽ hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng chương trình theo hướng đa dạng hóa về nội dung, thời lượng, thời gian mở lớp theo phương châm đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thực tiền.
Thứ bảy, trong công tác quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng công chức phải phân định rõ công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn.
- Công chức lãnh đạo cần căn cứ vào tiêu chuẩn để quy hoạch trên cơ sở đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ công chức lãnh đạo. Thực hiện bổ nhiệm thời hạn (5 năm) để công chức được đề bạt luôn phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành.
- Xây dựng chế độ chính sách với các công chức chuyên môn để nâng cao tinh thần trách nhiệm và phát huy sự nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ công chức chuyên môn.
Việc sử dụng đội ngũ CC chuyên mơn cần đảm bảo tính ổn định, phát huy kinh nghiệm, thâm niên nghề nghiệp.
Thứ tám, xây dựng, ban hành kế hoạch ưu tiên đào tạo cho số công
chức trẻ, tài năng được xác định là nguồn cho các vị trí chủ chốt (ví dụ chiến lược, kế hoạch đào tạo nguồn cho công chức chuyên gia đầu ngành; cho cấp Sở, nghành, đoàn thể tỉnh, huyện, thành phố, cho quy hoạch diện ban thường vụ tỉnh uỷ), số CC này cần được đào tạo theo chương trình đặc biệt và có sàng lọc. Việc đào tạo cơng chức nguồn có vị trí hết sức quan trọng khắc phục tình trạng hut hẫng hiện nay đối với một số công chức lãnh đạo ở một số lĩnh vực, vừa đảm bảo trước khi được bổ nhiệm, công chức đã được rèn
luyện thử thách và được trang bị khối lượng kiến thức cần thiết đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ, trọng trách được giao.
Thứ chín, xây dựng và thực hiên kế hoạch luân chuyển CC trong tỉnh,