Nội dung công tác bồi dưỡng công chức cấp tỉn hở tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp tỉnh ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 62)

Thanh Hóa những năm gần đây

2.2.2.1. Cơng tác tổ chức, bồi dưỡng cơng chức cấp tỉnh của tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm qua, công tác BDCC cấp tỉnh của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, về quy mơ BDCC cịn hạn chế, tập trung chủ yếu BDCC ở một số lĩnh vực nhất định, chưa bao hàm hết các nội dung liên quan đến công tác quản lý, kỹ năng nghiệp vụ...

Nhận thức được điều đó tỉnh thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng lực lượng cơng chức trẻ có trình độ, được đào tạo cơ bản để tăng cường, bổ sung, góp phần nâng cao chât lượng đội ngũ công chức; đặc biệt, tỉnh đã chú trọng thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015. Ngày 02/11/2011 Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3617/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015. Sau khi triển khai thực hiện đã đạt được kết quả như sau:

- Về đào tạo: Tiếp tục triển khai 06 lớp chuyển tiếp gồm 03 lớp đại học (trong đó có 02 lớp Đại học Quản lý kinh tế, 01 lớp Đại học Nơng lâm) và 03 lớp Trung cấp hành chính; năm 2012 mở 01 lớp Đại học Luật cho cán bộ, công chức phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn.

- Về các lớp bồi dưỡng: Tổ chức trên 300 lớp bồi, tập trung vào nội dung nâng cao năng lực quản lý điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ, công chức như: Lĩnh vực nghiệp vụ tổ chức nhà nước; Thanh tra công vụ; bồi dưỡng cán bộ QLNN cho cán bộ chính quyền cơ sở, cho trưởng thơn, bản, phố; bồi dưỡng kiến thức bảo vệ an ninh biên giới; kiến thức khuyến nông, khuyến công; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm, chức danh đảm nhiệm, tiêu chuẩn ngạch CC, viên chức; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài nguyên và môi trường; quản lý dự án đầu tư, cơng trình xây dựng cơ bản; quản lý tài chính; công tác Tư pháp- Hộ tịch, thi đua khen thưởng, Quốc phịng An ninh - Tơn giáo…..Các lớp kỹ năng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; kỹ năng hoạt động cho cán bộ hội phụ nữ; Hội nơng dân, Đồn Thanh niên… các khóa địa tạo ngắn hạn như: Lớp tiếng Anh tạo nguồn, lớp tiếng Lào, tiếng dân tộc Hơ mông…

Trong thời gian qua, cơng tác BDCC ở tỉnh Thanh Hóa đã đạt được kết quả tích cực; đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính,

cơ quan Đảng, đồn thể đã được đào tạo, bồi dưỡng tăng nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, từng bước hình thành đội ngũ cán bộ, cơng chức chuẩn hóa về trình độ chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thực kế số 4982/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020 nhằm nâng cao chất lượng ĐT,BD CC trên địa bàn tồn tỉnh nói chung, đội ngũ CC cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh và các sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh.

Cùng với việc thiết lập hệ thống thể chế, kết quả BDCC cũng đã có những chuyển biến tích cực, số lượng cơng chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hằng năm tăng dần số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng được nâng lên, nội dung, chương trình BD được triển khai tồn diện, chú trọng đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng thực thi công vụ. Tuy nhiên, trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, công tác BDCC cấp tỉnh vẫn cịn những hạn chế. Trước tiên, đó là việc BDCC cấp tỉnh chưa thực sự chủ động, chủ yếu là khi có chỉ đạo từ cấp trên hoặc từ Trung tâm đào tạo gửi thông báo tuyển sinh mới triển khai. Thực tế, việc cử cơng chức đi học tuy có lựa chọn, nhưng chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, bậc lương, hoặc quy hoạch. Đa số học viên đi học mang tính đối phó chỉ vì mục đích đáp ứng những tiêu chuẩn Về các loại văn bằng, chứng chỉ cần thiết để được bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, chưa thật sự chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc.

BD, một mặt nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh, phải được gắn với công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ. Việc BD nâng cao kiến thức của cán bộ, cơng chức mới có thể sắp xếp, kiện tồn cán bộ, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

2.2.2.2. Đầu tư nguồn lực tài chính cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cơng chức

Cơng tác ĐT, BD đạt được kết quả, ngồi các yếu tố chính như: Chủ trương, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thực hiện lãnh đạo tỉnh rất quan tâm nguồn kinh phí để ĐT, BD. Kinh phí cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập; in ấn tài liệu, giáo trình; thù lao cho giảng viên và kinh phí hỗ trợ đối với người học. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ ngân sách nhà nước và một phần được huy động ngồi ngân sách.

Để nâng cao chất lượng cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức. Trong những năm gần đây, hằng năm tỉnh đã ln trích một khoản ngân sách đáng kể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức. Chỉ tính riêng kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng năm 2012 là 10 tỷ đồng (trong đó bồi dưỡng cơng chức cấp tỉnh là 4 tỷ 105 triệu đồng trên tổng kinh phí đào tạo và bồi dưỡng của năm 2012); năm 2014 là 12 tỷ 826 triệu đồng (trong đó bồi dưỡng cơng chức cấp tỉnh là 4 tỷ 626 triệu đồng trên tổng kinh phí đào tạo và bồi dưỡng của năm 2014). Điều đó cho thấy tỉnh Thanh Hóa đã rất quan tâm, chú trọng đến cơng tác BDCC cấp tỉnh với kinh phí tăng theo hằng năm (năm 2012 là 4 tỷ 105 triệu đồng - năm 2014 là 4 tỷ 626 triệu đồng), nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2.2.3. Xây dựng và thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy.

Chương trình, giáo trình, tài liệu BDCC cấp tỉnh do đội ngũ cán bộ, cơng chức, giảng viên tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, các trường và trung tâm bồi dưỡng chuyên ngành đảm nhiệm:

- Giáo trình cụ thể hóa u cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi mơn học, ngành học, trình độ

đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo.

- Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành.

- Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, lơgic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ.

- Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành.

- Hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tn thủ các quy định.

Việc tổ chức thẩm định giáo trình được quy định như sau:

Việc thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu BDCC cấp tỉnh do Hội đồng thẩm định ở các cơ sở đào tạo và các cơ quan có chức năng quản lý về BDCC thẩm định.

Quy trình lựa chọn, duyệt giáo trình như sau:

- Hội đồng Khoa học - Đào tạo đề xuất danh mục các giáo trình cần đưa vào giảng dạy, học tập theo chương trình đào tạo để trình Giám đốc, Hiệu trưởng các cơ sở ĐT, BD xem xét, tổ chức lựa chọn giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo.

- Giám đốc, Hiệu trưởng các cơ sở ĐT, BD thành lập Hội đồng lựa chọn giáo trình, duyệt danh mục giáo trình để đưa vào sử dụng chính thức ở các cơ sở ĐT, BD

- Căn cứ ý kiến của Hội đồng lựa chọn giáo trình để Giám đốc, Hiệu trưởng các cơ sở ĐT, BD xem xét và quyết định chọn giáo trình đã lựa chọn cho phục vụ giảng dạy, học tập.

- Các cơ sở ĐT, BD có trách nhiệm xin phép chủ biên, tập thể tác giả hoặc cá nhân nhà khoa học và cơ sở đào tạo đã biên soạn giáo trình để được

sử dụng giáo trình theo quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ.

- Giám đốc, Hiệu trưởng các cơ sở ĐT, BD quy định số lượng thành viên hội đồng và tổ chức hoạt động của Hội đồng lựa chọn giáo trình băng văn bản.

2.2.2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động bồi dưỡng công chức cấp tỉnh

Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bồi dưỡng là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về hoạt động BD cán bộ, công chức, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về công tác bồi dưỡng công chức đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực BDCC.

Trong những trường hợp cần thanh tra đột xuất khi phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bồi dưỡng theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc thành lập đồn thanh tra được lựa chọn từ những đơn vị có liên quan, có kinh nghiệm chun mơn, có phẩm chất, uy tín và năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Việc tổ chức hoạt động thanh tra về cơ bản được áp dụng theo Luật thanh tra, Thông tư số 02/2010/TT-TTCP, ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, Quy chế hoạt động của đoàn thánh tra ban hành theo Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP, ngày 10/11/2006: Quyết định số 2894/2008/QĐ-TTCP, ngày 23/12/2008 của Thanh tra Chính phủ để thực hiện.

Nội dung thanh tra được Xác định dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật về BDCC bao gồm:

- Nội dung hoạt động bồi dưỡng - Thực hiện chế độ bồi dưỡng. - Sử dụng kinh phí bồi dưỡng.

- Việc thi cử trong bồi dưỡng.

- Việc cấp và quản lý Văn bằng, chứng chỉ Hàng năm tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra:

- Thực hiện chế độ kiểm tra: Giao cho cơ sở bồi dưỡng tiến hành thường xuyên

- Hoạt động thanh tra: Được tiến hành định kỳ hàng năm và đột xuất. Trên cơ sở những quy định Pháp lý hiện hành, trong năm qua tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra BD. Song những cuộc thanh đó chủ yếu tập trung vào thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, hoạt động tài chính trong lĩnh vực bồi dưỡng là chính. Những thanh tra tham gia những hoạt động nghiệp vụ về bồi dưỡng còn rất hạn chế bởi lẽ số lượng cán bộ thanh tra chuyên ngành của tỉnh còn mỏng nên phải tập trung cho những lĩnh vực thanh tra bức thiết hơn. Mặt khác, năng lực thanh tra về BD cũng có hạn chế nên chủ yếu dựa vào Thanh tra chuyên ngành của Bộ giáo dục và Đào tạo và các ngành khác.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp tỉnh ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w