Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 29 - 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.5. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS

Đội ngũ GVTHCS là một bộ phận nguồn nhân lực của giáo dục đang thực hiện hoạt động giảng dạy, giáo dục trong cấp học THCS. Đây là bộ phân chủ yếu quan trọng nhất quyết định chất lượng giáo dục ở trường THCS. Nội dung của việc phát triển đội ngũ GVTHCS khơng nằm ngồi nội dung phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.

Nội dung phát triển đội ngũ GVTHCS:

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS. - Dự báo nhu cầu đội ngũ GVTHCSvà xác định nguồn bổ sung. - Cụ thể hóa tiêu chuẩn GVTHCS.

- Tuyển chọn, bố trí sắp xếp và sử dụng đội ngũ GVTHCS.

- Đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với GVTHCS. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ GVTHCS:

- Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo, về công tác cán bộ:

Các chủ trương, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo, về cơng tác cán bộ là những căn cứ có tính chất định hướng, những cơ sở hết sức quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Chính phủ với những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể sẽ là căn cứ để các địa phương xây dựng chiến lược và xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.

Để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên thì các địa phương cần phải bám sát vào những định hướng của Đảng, những quy định cụ thể của Chính phủ, các

văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục và đào tạo và các ngành có liên quan. Chẳng hạn như quy định về tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên; quy định về số lượng biên chế; các quy định về tuyển dụng, sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên; các chế độ chính sách đối với giáo viên; quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên...

- Các yếu tố về KT-XH, văn hóa, giáo dục:

+ Các yếu tố về KT-XH là các yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS.

+ Các yếu tố như quan niệm sống, vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, các phong tục, tập quán, truyền thống, trình độ học vấn, trình độ nhận thức cũng có sự ảnh hưởng lớn đến vấn đề quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên.

+ Sự gia tăng dân số và dân số trong độ tuổi đến trường cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Những thông tin về sự phát triển dân số là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà quản lý dự báo được sự phát triển về quy mô học sinh, mạng lưới trường, lớp từ đó xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên một cách sát thực, đáp ứng được với yêu cầu đặt ra.

Ngoài ra các yếu tố giáo dục khác như tình hình giáo dục của địa phương, chất lượng giáo dục qua các năm học, số lượng học sinh lên lớp, bỏ học, lưu ban... cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên trung học cơ sở nói riêng.

Tóm lại, các yếu tố kinh tế- xã hội, văn hoá, giáo dục là những yếu tố có tác động trực tiếp và có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển đội ngũ GVTHCS. Bên cạnh đó, yếu tố năng lực quản lý của cán bộ quản lý, lãnh đạo địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự báo quy mô phát triển của giáo dục trong những năm tiếp theo. Nếu dự báo quy mơ phát triển của giáo dục có độ chính xác càng cao thì quy hoạch càng sát thực, các giải pháp đưa ra sẽ thực sự cần thiết và có tính khả thi cao trong việc thực hiện quy hoạch.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học và Công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin đã dẫn đến xu hướng tồn cầu hố và xu hướng này đòi hỏi phải có sự thay đổi khơng ngừng trong mọi lĩnh vực xã hội. Đối với giáo dục, đổi mới và phát triển mạnh mẽ đội ngũ giáo viêc là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng trong những năm tới. Điều đó đã được UNESCO khẳng định: Chỉ có đổi mới và phát triển mạnh mẽ đội ngũ giáo viên mới đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của giáo dục trong một thế giới đang thay đổi.

Nói đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, phải quản lý xây dựng và phát triển đồng thời cả 3 yếu tố: Quy mô số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ.

* Số lượng đội ngũ giáo viên

Đội ngũ GVTHCS được xác định trên cơ sở số lớp học và định mức biên chế theo quy định của Nhà nước. Hiện tại Nhà nước quy định định mức 1,9 giáo viên đứng lớp cho một lớp học, tuy nhiên với các trường THCS chuyên biệt bán trú, nội trú thì

định mức là từ 2,2 đứng lớp cho một lớp học. Việc xác định số giáo viên cần có cho một trường, một cấp học là giống nhau và theo cơng thức:

Số GV cần có = Số lớp học x 1,9 (đối với trường THCS không chuyên biệt)

Số GV cần có=Số lớp học x 2,2 (đối với trường THCS chuyên biệt bán trú, nội trú)

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, ta dễ dàng xác định được ngay số lượng giáo viên cần có cho một trường, một cấp học của một tỉnh hay nhiều tỉnh. Từ đó, căn cứ vào số giáo viên hiện có; sau khi trừ đi số giáo viên nghỉ BHXH, chết, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài và cộng thêm số thuyên chuyển từ ngoài vào; ta xác định được số giáo viên cần bổ sung cho nhà trường hay cho cấp học. Đó là cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo.

Số GV cần đào tạo = Số GV cần có – (Số GV hiện có + Số GV nghỉ BHXH, chết, bỏ việc, thuyên chuyển + Số GV chuyển vào + Số giáo sinh đào tạo từ nguồn khác tới).

Một nội dung quan trọng khi xem xét về số lượng giáo viên là những biến động liên quan chi phối đến việc tính tốn số lượng, chẳng hạn như: Việc bố trí sắp xếp đội ngũ, tình trạng sĩ số học sinh/lớp cũng như định mức về giờ dạy, định mức về lao động của giáo viên, chương trình mơn học…, đều có ảnh hưởng chi phối đến số lượng đội ngũ giáo viên.

Trong điều kiện đa dạng hố loại hình trường, có trường cơng lập, có trường ngồi cơng lập. Do vậy, giáo viên thường dạy liên trường (Dạy ở trường công lập, dạy ở trường ngồi cơng lập), họ chấp nhận một định mức lao động cao hơn quy định để tăng thu nhập, vì vậy làm sai lệch chuẩn tính tốn lý thuyết. Trong phạm vi cả nước việc đào tạo giáo viên hiện tại là cho toàn xã hội, riêng với ngành sư phạm lại được Nhà nước bao cấp, cũng cần phải có các biện pháp cần thiết để không tạo ra một lượng giáo viên dư thừa, làm lãng phí ngân sách Nhà nước và làm nảy sinh các vấn đề xã hội liên quan.

Số lượng giáo viên là một yếu tố định lượng của đội ngũ. Nó rất quan trọng, nhưng sẽ chưa nói lên được gì, ngồi vấn đề số lượng cịn cần phải xem xét một cách thấu đáo đến cơ cấu đội ngũ và chất lượng đội ngũ.

* Chất lượng đội ngũ

Là một khái niệm rộng, chất lượng đội ngũ giáo viên nó bao hàm nhiều yếu tố: Trình độ được đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ; thâm niên làm việc trong tổ chức, thâm niên trong vị trí làm việc mà người đó đã và đang đảm nhận; sự hài hoà giữa các yếu tố … Tựu chung lại, chúng ta chú trọng đến 2 nội dung:

- Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy hay khơng chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo.

- Sự hài hoà giữa các yếu tố trong đội ngũ:

+ Hài hoà giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ đào tạo; giữa phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn.

+ Sự hài hồ giữa nội dung cơng việc và vị trí mà giáo viên đang đảm nhận với mức thâm niên và mức độ trách nhiệm của giáo viên.

Từ việc phân tích, xác định nội dung, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHCS, những biện pháp cần được nghiên cứu nằm trong nhóm cơng việc: đào tạo cơ bản ban đầu; đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn; bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật tri thức trong điều kiện khối lượng tri thức nhân loại tăng lên nhanh chóng, sự thay đổi của nhà trường cũng đang diễn ra không ngừng với tốc độ nhanh; các biện pháp về tổ chức, nhân sự để hoàn thiện bộ máy, nhằm tạo ra môi trường tốt cho hoạt động.

Song song với việc thực hiện các biện pháp là vấn đề kiểm tra, đánh giá tình hình giảng dạy của giáo viên để duy trì chúng. Thanh kiểm tra giáo dục cần có những biện pháp để duy trì các quy chế về giảng dạy và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng các nghiệp vụ sư phạm vào thực tế giảng dạy của giáo viên trong tình hình mới. Quy trình và kết quả tổ chức xếp loại giáo viên hàng năm của nhà trường.

* Cơ cấu đội ngũ giáo viên

Cơ cấu đội ngũ GVTHCS sẽ được nghiên cứu trên các tiêu chí có liên quan đến các biện pháp phát triển đội ngũ. Các nội dung cơ bản gồm:

- Cơ cấu chun mơn (theo mơn dạy) hay cịn gọi là cơ cấu bộ mơn:

Đó là trình trạng tổng thể về tỷ lệ giáo viên của các môn học hiện có ở cấp THCS, sự thừa, thiếu giáo viên ở môn học. Các tỷ lệ này vừa phải, phù hợp với định mức quy định thì ta có được cơ cấu chun mơn hợp lý. Ngược lại thì phải điều chỉnh, nếu không ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động giáo dục.

- Cơ cấu theo trình độ đào tạo:

Cơ cấu giáo viên theo trình độ đào tạo là sự phân chia giáo viên theo tỷ lệ ở các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của giáo viên ở THCS có thể có là: ĐHSP trở lên và trình độ tương ứng ở các chuyên ngành không phải sư phạm. Xác định một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng là một giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo, đương nhiên phải nâng chuẩn. Nhưng xác định một tỷ lệ giáo viên phải đào tạo sau đại học là một vấn đề cần xem xét, để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ. Trong điều kiện kinh phí còn khó khăn như hiện nay, một đội ngũ ngang tầm nhiệm vụ của cấp học và được đào tạo chuyên sâu sau đại học là yêu cầu được tính đến.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi:

Việc phân tích giáo viên theo độ tuổi, nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức, đặc biệt là xác định chính xác số giáo viên nghỉ việc, luân chuyển, làm cơ sở cho việc tuyển dụng và đào tạo bổ sung. Đối với GVTHCS ta có thể cơ cấu nhóm tuổi theo các mốc sau: Dưới 30 tuổi, 31 – dưới 40 tuổi, 40 – dưới 50 tuổi, 50 – 55 tuổi, 56 – 60 tuổi.

- Cơ cấu giới tính của đội ngũ:

Chỉ xét cơ cấu giới tính đội ngũ giáo viên trong trường THCS, có thể chưa nói lên điều gì sự phát triển về giới. Khác với thị trường lao động các khu vực khác, ở đây giáo viên nữ thường chiếm một tỷ lệ cao hơn nam giới.

Tuy nhiên, về các khía cạnh như: Điều kiện để đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập của cá nhân, thời gian nghỉ dạy do sinh đẻ, do con ốm, công tác luân chuyển giáo viên theo đặc thù vùng miền… lại là các yếu tố có tác động đến chất lượng đội ngũ. Mà những yếu tố này phụ thuộc vào giới tính cá nhân. Do đó, cơ cấu về giới tính của 2 đội ngũ khác nhau thì biện pháp liên quan đến từng nơi một cũng phải khác nhau. Ngay cả về số lượng, trước đây nhà nước dành 8% dành cho việc tăng thêm đội ngũ để bù đắp vào thời gian thai sản của họ. Hiện nay chế độ này không áp dụng nữa nhưng chế độ thai sản vẫn được áp dụng. Ngân sách nhà nước sẽ trả cho phần dạy thêm, dạy thay, tăng giờ do thai sản.

Tóm lại, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thực chất là quản lý sự phát triển nhân lực sư phạm ở trường THCS. Đó là quá trình thực hiện các nội dung về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường. Kết quả của quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS không chỉ bao gồm trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên mà đồng thời là sự thỏa mãn, sự tận tâm của người GV đối với nhà trường, có sự đóng góp và thăng tiến của người giáo viên trong sự phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)