Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 99 - 132)

2.2.3 .Tình hình đời sống và phân bố dân cư

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành tổng hợp các phiếu trưng cầu ý kiến theo từng nội dung khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục do luận văn đề xuất sau khi xử lý số liệu được thể hiện tại bảng 3.1 và 3.2 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam

TT

Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo

viên THCS Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết TBC Thứ bậc

1 Nâng cao nhận thức của

đội ngũ GVTHCS 19 5 1 2,73 2

2

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên cơ sở tầm nhìn triển khai chương trình giáo dục phổ thông

20 4 1 2,76 1

3

Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên THCS theo hướng tăng cường sự tham gia của nhà trường 20 3 2 2,72 3 4 Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên THCS hợp lý, hiệu quả 19 3 3 2,64 4 5

Triển khai nhất quán đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay

17 4 4 2,52 7

6

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS

18 5 2 2,61 5

7

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS theo hướng dựa trên kết quả đánh giá và tự đánh giá của giáo viên chương trình giáo dục phổ thơng

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam

TT

Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

THCS Rất khả thi Khả thi Không cấp thiết TBC Thứ bậc

1 Nâng cao nhận thức của đội

ngũ GVTHCS 19 6 0 2,76 1

2

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên cơ sở tầm nhìn triển khai chương trình giáo dục phổ thơng

17 7 1 2,64 3

3

Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên THCS theo hướng tăng cường sự tham gia của nhà trường

10 15 0 2,40 5

4 Bố trí sử dụng đội ngũ giáo

viên THCS hợp lý, hiệu quả 16 7 2 2,56 4

5

Triển khai nhất quán đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay

10 14 1 2,36 6

6

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS

18 6 1 2,68 2

7

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS theo hướng dựa trên kết quả đánh giá và tự đánh giá của giáo viên chương trình giáo dục phổ thơng

8 15 2 2,24 7

Thông qua kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết, sau khi xử lý ở bảng 3.1 thể hiện các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục do luận văn đề xuất là rất cấp thiết, được đánh giá ở mức độ rất cao điểm từ 2.52 đến 2.76, trong đó:

Biện pháp: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS có điểm TBC cao nhất là 2.76. Điều này thể hiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS có

vai trò đặc biệt quan trọng bởi do đây là cơ sở cho việc phát triển cho đội ngũ GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo. Do vậy, phòng GD&ĐT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cần chú trọng và thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GVTHCS trên địa huyện trong giai đoạn hiện nay và cần có tầm nhìn đến giai đoạn 2025-2030.

Các biện pháp: Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên THCS; Xây dựng nâng cao nhận thức cho giáo viên THCS phát triển và bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên lần lượt có điểm trung bình chung từ 2.64 đến 2.73. Điều này cho thấy các đánh giá ý kiến của các chuyên gia rất quan tâm đến cơng tác xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù tạo động lực cho giáo viên THCS phát triển rất được các chuyên gia quan tâm đặc biệt với huyện Đông Giang; biện pháp đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên tiểu trên cơ sở đề án vị trí việc làm do các trường xây dựng có tác động trực tiếp đến chất lượng đội ngũ GVTHCS nên các biện pháp này cũng được các chuyên gia quan tâm.

Các biện pháp: Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với giáo viên; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo viên được đánh giá là rất cấp thiết và cấp thiết với ĐTBC lần lượt từ 2.52 đến 2.61. Điều này thể hiện chính cơng tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVTHCS dựa trên chuẩn nghề nghiệp và việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTHCS sẽ góp phần quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Thông qua kết quả khảo nghiệm về tính khả thi, sau khi xử lý ở bảng 3.2 thể hiện các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục do luận văn đề xuất là khả thi và rất khả thi ĐTBC từ 2.24 đến 2.76 trong đó:

Các biện pháp: Xây dựng nâng cao nhận thức đối với giáo viên THCS; Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách đối với giáo viên THCS; Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dựa trên mạng lưới trường lớp, thực hiện tốt chế độ chính sách được đánh giá rất khả thi và khả thi ở mức cao với ĐTBC rất cao là 2.68 đến 2.76. Điều này thể hiện công tác quy hoạch và thực hiện tốt chế độ, chính sách đội ngũ GVTHCS dễ dàng được thực hiện trong thực tế quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên tăng cường sự tham gia của nhà trường; Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp hiệu quả được đánh giá rất khả thi và khả thi ở mức cao với ĐTBC từ 2.40 đến 2.56. Điều này thể hiện việc thực hiện tốt việc đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên theo hướng tăng cường sự tham gia của nhà trường và bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Các biện pháp: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ dựa trên chuẩn chức danh nghề nghiệp; Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng theo hướng dựa vào kết

quả đánh giá giáo viên có điểm trung bình chung lần lượt là 2.24 đến 2.36 đảm bảo tính khả thi để thực hiện trong thực tiễn là các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHCS của huyện. Đây là các biện pháp có tính khả thi trong q trình thực hiện, khi chúng ta thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp này sẽ tạo cho giáo viên được bồi dưỡng kiến thức, cập nhật kiến thức mới và kiểm tra giúp đội ngũ GVTHCS thực hiện tốt công tác giảng dạy học.

Tiểu kết chương 3

Từ cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS được trình bày ở Chương 1, thơng qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, trao đổi trực tiếp với CBQL và GVTHCS về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục được trình bày ở Chương 2 và dựa vào các nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất 07 biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chúng tôi đưa ra một số kế luận:

Thực hiện quá trình xây dựng, cụ thể hóa các Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, quy hoạch-xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức chính trị, trình độ chun mơn, hồn thiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên. Để các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nội dung, điều kiện thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ các khâu trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện và quản lý. Các biện pháp được xây dựng trên định hướng các quan điểm của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung và sự phát triển đội ngũ GVTHCS ở các trường nói riêng để các trường đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, phát huy vai trị chủ động tích cực, sáng tạo của đội ngũ GVTHCS. Các biện pháp tập trung giải quyết vấn đề: Công tác xây dựng quy hoạch; kế hoạch tuyển dụng; tác động vào số lượng, cơ cấu và phân cơng, bố trí đội ngũ GVTHCS theo hướng đổi mới, phù hợp, phối hợp các lực lượng trong giáo dục trong và ngoài nhà trường, tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Các biện pháp tác giả nêu ra trong từng biện pháp nêu rõ mục đích ý nghĩa, nội dung và cách thực hiện biện pháp cụ thể. Các biện pháp này không tồn tại độc lập, mà chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Mỡi biện pháp phản ánh một khía cạnh khác nhau trong công tác quản lý nhưng giữa các biện pháp lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy quá trình quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục được thực hiện tốt hơn.

Kết quả cho thấy, tuy chưa phải là một hệ thống biện pháp hoàn chỉnh, nhưng là những biện pháp chủ yếu có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Trong phạm vị khả

năng, điều kiện hiện có của từng đơn vị, nếu biết vận dụng linh hoạt các biện pháp mà chúng tơi đề xuất thì chắc trong cơng tác quản lý của phòng GD&ĐT sẽ đạt hiệu quả cao đối với công tác quản lý phát triển đội ngũ tại các trường THCS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trước những yêu cầu phát triển của đất nước, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về đạo đức, trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đang là vấn đề cấp thiết, cần quan tâm đầu tư của Nhà nước, xã hội và ngành GD&ĐT. Việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ GVTHCS nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng, là hoạt động có tính khoa học, có mối quan hệ, tác động của nhiều yếu tố từ công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, đổi mới công tác thi đua-khen thưởng, có cơ chế chính sách phù hợp cho đến việc tạo động lực cho đội ngũ GVTHCS. Do vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS cần phải được quan tâm, nếu không sẽ không đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Luận văn đã xác định cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên THCS làm cơ sở để khảo sát thực trạng ở địa bàn nghiên cứu.

Từ khung lý thuyết, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS và thực trạng quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam; phân tích, đánh giá xác định rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác phát quản lý triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Để quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục đòi hỏi các nhà quản lý trên địa bàn huyện cần áp dụng đồng bộ những biện pháp phù hợp, khả thi, trong đó quan tâm việc xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, thực hiện tốt chế độ, chính sách, đổi mới cơng tác thi đua khen thưởng và đặc biệt là xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù tạo động lực cho GVTHCS phát triển. Xuất phát từ thực tế, luận văn đã đề xuất 07 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục; Cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí đội ngũ đội ngũ giáo viên THCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam

Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên cơ sở tầm nhìn triển khai chương trình giáo dục phổ thơng

Biện pháp 3: Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên THCS theo hướng tăng cường sự tham gia của nhà trường

Biện pháp 4: Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên THCS hợp lý, hiệu quả

Biện pháp 5:Tăng cường kiểm tra đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay

Biện pháp 6: Bổ sung hồn chỉnh chế độ chính sách, tạo môi trường làm việc thuận lợi đối với đội ngũ giáo viên THCS về công tác tại lâu dài tại huyện

Biện pháp 7: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS theo hướng dựa trên kết quả đánh giá và tự đánh giá của giáo viên chương trình giáo dục phổ thông

Kết quả khảo nghiệm cho cho thấy các biện pháp trên được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp có mối quan hệ tác động, hỡ trợ lẫn nhau và có tính khoa học, hệ thống, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu hiện nay. Nếu áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn huyện và thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Thực hiện triển khai cụ thể và hiệu quả giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL và cơ sở vật chất cho mục tiêu chương trình giáo dục phổ thong mới 2018.

Tiếp tục tham mưu Đảng, Nhà nước các chính sách về lương, chế độ ưu đãi, thi đua, khen thưởng, tôn vinh để đội ngũ nhà giáo đảm bảo cuộc sống, toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp trồng người.

2.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên giỏi, giáo viên cống hiến lâu năm ở những vùng khó khăn. Xây dựng thêm các quỹ của địa phương nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên khi mà đời sống của họ còn khó khăn hơn so với những vùng thuận lợi.

Cần giao cho UBND huyện chủ động trong việc tuyển dụng viên chức giáo viên hằng năm.

Nên có quy định riêng về cơng tác tuyển dụng giáo viên cho các huyện miền núi nói chung, đặc biệt là ưu tiên cho đối tượng con em là người dân tộc thiểu số đang tốt nghiệp hệ chính quy theo chế độ cử tuyển của Chính phủ.

2.3. Đối với UBND huyện Đông Giang

Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các trường để phục vụ tốt cho công tác dạy học.

Cần quan tâm, tạo điều kiện về nhà ở, hỡ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên THCS nói riêng.

2.4. Phòng GD&ĐT huyện Đông Giang

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 99 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)