2.2.3 .Tình hình đời sống và phân bố dân cư
3.2. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đông Giang tỉnh
3.2.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên THCS theo
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay
3.2.5.1. Mục đích ý nghĩa
Cơng tác kiểm tra, đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhằm khẳng định tính đúng đắn của kế hoạch đề ra và kịp thời điều chỉnh những thiếu sót trong q trình xây dựng kế hoạch. Trong quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá có tính chất quan trọng trong việc đánh giá đúng năng lực đội ngũ GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành cũng như hiệu quả trong quá trình quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện
Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS yêu cầu của từng hạng giáo viên trước yêu cầu đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học; căn cứ các yêu cầu đặc trưng về phẩm chất, năng lực của người giáo viên để cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu đạt các chuẩn của giáo viên, của từng hạng giáo viên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Công tác kiểm tra đánh giá GVTHCS được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá năng lực theo chuẩn nghề nghiệp. Đồng thời công khai kết quả kiểm tra, đánh giá để có cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho nhằm hoàn chỉnh các nội dung cịn thiếu sót của bản thân giáo viên để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của nhà trường, hoạt động cá nhân của giáo viên; thanh tra, kiểm tra, đánh giá phải đi liền với giám sát.
Tổ chức phổ biến, quán triệt đến tồn thể giáo viên để họ có nhận thức đúng về kiểm tra, đánh giá để từ đó mỡi giáo viên tự giác, tích cực tham gia vào q trình kiểm tra, đánh giá; ln xem kiểm tra, đánh giá là động lực để giáo viên hoàn thiện năng lực của bản thân, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo quy định và theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
Xây dựng các quy định về kiểm tra, đánh giá Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại. Đối chiếu với chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi mức đạt được ở từng tiêu chí vào phiếu tự đánh giá. Ở từng tiêu chuẩn, giáo viên chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí, ghi nguồn minh chứng. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí, giáo viên tự xếp loại. Cuối cùng giáo viên tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu; nêu hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại. Căn cứ vào kết quả tự đánh giá, xếp loại
của giáo viên và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp, tập thể tổ chuyên môn nơi giáo viên công tác, dưới sự điều khiển của tổ trưởng, có sự tham gia của giáo viên được đánh giá, tiến hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp ý, khuyến nghị giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Các nội dung trên được ghi vào phiếu đánh giá giáo viên của tổ chun mơn. Điểm của từng tiêu chí và nhận xét, đánh giá được ghi theo ý kiến đa số, nếu tỉ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên của tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn. Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại. Hiệu trưởng xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trường. Đối với các trường hợp xếp loại tốt hoặc chưa đạt, hiệu trưởng cần tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng, chi bộ Đảng, Công đồn, Tổ trưởng chun mơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên được ghi vào Phiếu xếp loại giáo viên của hiệu trưởng. Sau đó, hiệu trưởng công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản. Để thực hiện được các nội dung đánh giá, xếp loại trên đây, hiệu trưởng cần triển khai các công việc xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại. Hằng năm, ngay từ đầu năm học các trường xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Đối tượng được đánh giá, xếp loại là tất cả đội ngũ giáo viên của nhà trường đang cơng tác trong năm học đó. Tuy việc đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện vào cuối năm học, nhưng việc thu thập các minh chứng của một số tiêu chí có thể tiến hành vào thời điểm thực hiện tiêu chí đó. Trong q trình xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cũng nên quy định rõ quy định rõ thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các đối tượng liên quan.
Căn cứ vào các quy định, khi đánh giá, xếp loại giáo theo chuẩn nghề nghiệp phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, tồn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm giúp cho giáo viên tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp: Để có sự thống nhất trong việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn, hằng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo nên có sự chỉ đạo thống nhất trong tồn ngành nói chung các trường THCS nói riêng cùng triển khai thực hiện. Tính thống nhất thể hiện ở thời điểm đánh giá, hình thức đánh giá và nội dung đánh giá. Trên cơ
sở đó, hiệu trưởng các trường tiến hành đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định với các bước: giáo viên tự đánh giá, xếp loại; tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại; hiệu trưởng đánh giá, xếp loại. Thời điểm tiến hành đánh giá, xếp loại là vào cuối năm học. Trong tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, hiệu trưởng nhà trường vừa đóng vai trò là một khâu trong đánh giá, xếp loại vừa đóng vai trị là chủ thể điều hành, quản lý q trình đánh giá, xếp loại. Với vai trò thứ hai, hiệu trưởng cũng cần có kế hoạch kiểm tra q trình đánh giá xếp loại giáo viên ngay từ bước đầu tiên. Đồng thời phải tiến hành chỉ đạo cho tổ chuyên môn và các bộ phận, cá nhân liên quan cùng tham gia đánh giá theo đúng trách nhiệm được phân cơng. Sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại thì có thể dựa trên kết quả đó để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tiến hành công tác thi đua cho năm học hoặc kiểm điểm nhắc nhở đối những giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định. Đối với những giáo viên đạt Chuẩn ở mức tốt thì có hình thức tơn vinh, khen thưởng để họ tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích để họ tiếp tục phấn đấu để đạt chuẩn ở mức cao hơn. Số giáo viên đạt chuẩn ở mức khá cần xây dựng chương trình hành động để phấn đấu đạt chuẩn ở mức tốt. Số giáo viên đạt chuẩn ở mức đạt cần phải có lộ trình về tự học, bồi dưỡng đồng thời hiệu trưởng nhà trường phải có chủ trương cụ thể, cơ chế phù hợp, giải pháp hợp lý để họ phấn đấu đạt Chuẩn ở mức Khá trong thời gian sớm nhất. Đối với số giáo viên chưa đạt chuẩn có các hướng giải quyết như: 1. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lại cho số giáo viên này theo các tiêu chí/tiêu chuẩn trong Chuẩn nghề nghiệp, bắt buộc họ phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo một chương trình, thời gian phù hợp; 2. Điều chuyển, bố trí sang cơng việc thích hợp hơn; 3. Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Trong công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ GVTHCS ngồi việc phát huy vai trị của Ban kiểm tra nội bộ trường học được thành lập hằng năm để theo dõi giám sát các kế hoạch đề ra thì vai trị quản lý chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện là rất quan trọng. Phòng GD&ĐT thực hiện việc chỉ đạo Hiệu trưởng các trường dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá để có sự điều chỉnh trong cơng tác quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường, đặc biệt là trong công tác quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc qua đó có sự điều chỉnh cải tiến việc thực hiện hoạt động của hiệu trưởng nhà trường dựa trên kết quả đánh giá giáo viên. Công tác phối hợp giữa Phòng GD&ĐT huyện với Hiệu trưởng các trường trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá GVTHCS là hoạt động thường xun có tính hai chiều để q trình kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT huyện cần xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh, kiểm tra để tham mưu và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại các trường trong đó chú ý đội ngũ giáo viên cốt cán vững vàng về năng lực chuyên môn để thực hiện công tác thanh, kiểm tra các đơn vị trường học.
3.2.6. Bổ sung hồn chỉnh chế độ chính sách, tạo môi trường làm việc thuận lợi đối với đội ngũ giáo viên THCS về công tác tại lâu dài tại huyện
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang không ổn định là do việc thực hiện các chế độ chính sách chưa đảm bảo và mơi trường làm việc chưa được cải thiện vì vậy số lượng đội ngũ ln có tư tưởng hoàn thành thời gian theo quy định và thuyên chuyển cơng tác đến địa phương khác. Do đó trong thời gian qua có nhiều giáo có chun mơn, kinh nghiệm khơng gắn bó với ngành giáo dục Đơng Giang. Vì vậy đây là biện pháp quan trọng nhất trong việc phát triển đội ngũ giáo nói chung và GVTHCS nói riêng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm đảm bảo đời sống của giáo viên được ổn định, từng bước cải thiện, tăng thu nhập chính đáng cho giáo viên bằng hoạt động giảng dạy; cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học được trang bị bổ sung đầy đủ đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho các hoạt động chuyên môn.
Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên ở các trường bán trú, nội trú. Xây dựng môi trường cảnh quan luôn khang trang sạch sẽ; hoạt động của nhà trường thực sự đi vào nề nếp, kỷ cương, các thành viên trong trường có sự phối kết hợp và trách nhiệm với cộng đồng, tạo được bầu khơng khí vui tươi, đồn kết và thân ái trong tập thể giáo viên ở các đơn vị trường và trong toàn ngành.
Thực hiện tốt chính sách Thi đua-khen thưởng và có cơ chế chính sách động viên kịp thời những cá nhân và tập thể tiêu biểu trong cơng tác, có chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Thực hiện việc chi trả đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách của nhà nước cho đội ngũ giáo viên về tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương. Thực hiện cơ chế riêng để thu hút giáo viên có kinh nghiệm, chun mơn cao yên tâm công tác công hiến cho giáo dục địa phương. Thực hiện chính sách thu hút giáo viên giỏi, chuyên môn sâu về công tác tại địa phương.
Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ, giáo viên có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành và nghiêm túc kiểm điểm, kỉ luật những người khơng hồn thành nhiệm vụ, hoặc mất uy tín với học sinh và nhân dân. Làm tốt cơng tác thi đua, khen thưởng.
Có chính sách hỡ trợ giáo viên đi học chuẩn hóa và nâng chuẩn, đặc biệt là đi học sau đại học. Tạo môi trường tổ chức chuẩn mực, xây dựng và thực hiện tốt các quy chế làm việc. Tạo dựng mơi trường làm việc tích cực, bầu khơng khí gắn bó, hợp tác trong cơ quan.
Tạo mơi trường vật chất đầy đủ. Thực hiện nghiêm túc, dân chủ, công bằng, khách quan công tác luân chuyển, đề bạt bổ nhiệm giáo viên. Thực hiện việc chuyển
dịch vị trí cơng tác cho đội ngũ giáo viên cốt cán.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
Từ sự phân tích nhu cầu xã hội của A.Maslow cho thấy, mọi người đều có xu hướng muốn tăng thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất trước khi nảy sinh các nhu cầu cao hơn. Những nhu cầu về sinh lý như ăn uống, nghỉ ngơi là những nhu cầu tối thiểu, thể hiện bản năng sinh tồn và con người ln có khuynh hướng thỏa mãn những nhu cầu này trước khi có những nhu cầu khác, cao hơn và hồn thiện hơn. Vì vậy, trong vấn đề giải quyết chế độ lương và phụ cấp cho đội ngũ giáo viên thì phòng GD&ĐT cần tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo cho phòng Kế hoạch-Tài chính bố trí kinh phí để chi trả các khoản lương, phụ cấp theo lương, tăng thay, kiêm nhiệm của toàn bộ đội ngũ và cho truy lĩnh kịp thời. Đồng thời bố trí đủ kinh phí để chi trả kịp thời hằng tháng cho đội ngũ, đảm bảo không nợ lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác theo quy định của giáo viên.
Cần thực hiện cơ chế riêng để thu hút giáo viên có kinh nghiệm, chun mơn sâu yên tâm công tác cống hiến cho giáo dục địa phương, chính sách hóa địa phương giáo viên. Thực tế trong nhiều năm qua đã có nhiều giáo viên có nhiều kinh nghiệm đã xin chuyển cơng tác vì vậy cần có những chính sách thu hút ngồi chế độ quy định của Nhà nước như: cấp đất ở lâu dài tại nơi trường đóng, cấp đất làm gia trại, trang trại, hỗ trợ lãi suất trong vay vốn sản xuất đối với những giáo viên cam kết công tác tại địa phương từ 15 năm trở lên; đầu tư xây dựng đủ nhà công vụ cho giáo viên độc thân ở nội trú và dành cho những cặp vợ chồng cam kết công tác tại địa phương từ 10 năm trở lên; hỡ trợ kinh phí học nâng chuẩn, tham quan học tập cho những giáo viên giỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ và những giáo viên cam kết công tác tại địa phương từ 5 năm trở lên.
Để thu hút giáo viên giỏi, chuyên mơn cao về cơng tác tại địa phương thì phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ huyện tham mưu cho UBND huyện đề nghị UBND tỉnh ban hành cơ chế riêng đặc thù tuyển dụng giáo viên có kết quả tốt nghiệp loại khá giỏi khơng cần qua hợp đồng mà được tuyển thẳng vào biên chế viên chức sự nghiệp giáo dục, có chính sách hỡ trợ ban đầu về tiền nhà ở, chi phí sinh hoạt ngoài những chế độ quy định tại Nghị định số 116/2011/NĐ-CP, Nghị định số 61/2006/NĐ-CP.
Hằng năm trích kinh phí hoạt động để khen thưởng động viên, khuyến khích giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; chi trả thỏa đáng cho giáo viên có đề tài nghiên cứu khoa