9. Cấu trúc luận văn
2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội và giáo dục đào tạo huyện Đông
2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và giáo dục đào tạo huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam Đông Giang tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Đông Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 130km, được tách theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên là 87.340 ha, có 11 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 01 thị trấn. Dân số 27.000 người/5.912 hộ, có 07 thành phần dân tộc, trong đó: Đồng bào dân tộc Cơtu chiếm hơn 90%, dân tộc kinh chiếm 8.5%, còn lại là các dân tộc khác; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 15% (theo chuẩn mới năm 2019). Với vị trí địa lý, kinh tế, quốc phòng quan trọng, giao thông kết nối với thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế và các huyện lân cận trong tỉnh thơng qua hệ thống đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 14G; có hệ thống sông suối dày đặc như: Sông Bung, sông Avương, sơng Vàng... Đây là vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ khi tách huyện tháng 8 năm 2003 đến nay tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam phát triển, lĩnh vực văn hóa-xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, quốc phòng -an ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Kinh tế nông, lâm ngiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi mơ hình cơ cấu giống cây trồng, con vật ni phù hợp, đặc biệt mơ hình sản xuất nơng, lâm nghiệp.
Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam duy trì được mức tăng trưởng. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, y tế, an sinh xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, quốc phịng an ninh được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố, cơng tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm đáng kể. Cơng tác giúp dân thốt nghèo được tăng cường và chỉ đạo quyết liệt từ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được nâng lên so với ngày đầu thành lập huyện.
Kết quả cụ thể như sau:
- Tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 11,6%/năm (tính theo giá so sánh năm 2010), đạt 95,9% so với chỉ tiêu nghị quyết. Trong đó: Giá trị ngành nơng- lâm nghiệp tăng 14,80%/năm. Giá trị các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng 20,6%/năm. Giá trị ngành thương mại-dịch vụ tăng 9,10%/năm.
đồng (đạt 234,3%). Trong đó: thu nội địa 213.004 triệu đồng/86.230 triệu đồng, thu để lại quản lý qua ngân sách 5.600 triệu đồng/5.764 triệu đồng.
- Trồng mới: 152/140ha sâm bảy lá, đạt 108,5%; 210/305 ha sâm dây, đạt 68,8%; 2.550/1.980 ha nguyên liệu giấy, đạt 128,7%.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm 5.779/5.833 tấn, đạt 99,07%; tổng đàn gia súc bình quân hàng năm 8.744/11.000 con, đạt 79,4%
- 02/11 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 18,1%[36].