Vị trí vai trị của giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 33 - 35)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay

1.3.1. Vị trí vai trị của giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Điều 26 Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung có hiệu lực năm 2010 quy định: “Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hồn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi” [29]. Có thể nói, trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp THCS có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng vì đây là cấp học nối tiếp bậc tiểu học với độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi, lứa tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động tối thiểu. Đó cũng là bậc học tạo nên sự liên thơng và bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống với các cấp, bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta.

Giáo dục THCS là cấp học cơ sở của bậc trung học phổ thơng, nó có vị trí quan trọng vì: “Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [23].

Điều 27 Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung có hiệu lực năm 2010 quy định mục tiêu của giáo dục THCS như sau: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học

sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.” [29].

Như vậy, giáo dục THCS không chỉ nhằm mục tiêu học lên THPT mà phải chuẩn bị cho sự phân luồng sau THCS. Sau khi tốt nghiệp THCS học sinh đã đứng trước sự lựa chọn của cuộc đời: Tiếp tục hoàn thiện học vấn phổ thông ở bậc THPT, hoặc theo các loại hình trường đào tạo chuyên nghiệp, hoặc trực tiếp ra lao động sản xuất. Cho nên giáo dục THCS phải đảm bảo cho học sinh có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thơng cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nội dung của giáo dục THCS được quy định tại Điều 28 Luật giáo dục: “Nội dung giáo dục phổ thơng phải bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thơng cơ bản về Tiếng Việt, tốn, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp” [20, 19].

Để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, nội dung chương trình THCS được thiết kế theo hướng: Giảm tính lý thuyết hàn lâm, tăng tính thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, khả thi, giảm số tiết học trên lớp, tăng thời gian tự học và ngoại khố. Học xong THCS học sinh có được năng lực thích ứng, kỹ năng thực hành, có kỹ năng sống và có năng lực tự học “suốt đời”.

Như vậy, học vấn THCS rất cần thiết và là nền tảng cơ bản để tiếp thu các kiến thức khoa học - công nghệ và nghề nghiệp trong các hoạt động của đời sống xã hội, do đó giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu của mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Từ những đặc điểm trên ta thấy vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của giáo dục THCS trong chiến lược phát triển giáo dục là hết sức quan trọng, đặc biệt hiện nay việc phổ cập giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu khách quan của nước ta trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục thì vai trị, nhiệm vụ của cấp học THCS càng trở nên quan trọng và nặng nề. Yêu cầu phải phát triển đội ngũ giáo viên một cách toàn diện, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, đổi mới các hoạt động để đáp ứng nhiệm vụ mới. GVTHCS phải được nhận thức đầy đủ về điều đó. Họ phải có đủ tri thức, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức để thực hiện nhiệm

vụ. Làm cho họ hội đủ các điều kiện như vậy, chính là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển đội ngũ GVTHCS.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)