Đánh giá chung

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 74 - 77)

2.2.3 .Tình hình đời sống và phân bố dân cư

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

Đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam trong những năm vừa qua không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đa số đội ngũ GVTHCS có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực; hầu hết có trình độ đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ tốt. Đội ngũ GVTHCS có ý thức rèn luyện, vượt qua mọi khó khăn về điều kiện công tác của một huyện miền núi cao, rèn luyện phẩm chất đạo đức người giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên nên luôn được học sinh và phụ huynh quý mến.

Công tác quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua được các cấp quan tâm từ khâu xây dựng quy hoạch đến khâu tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm nên đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ GVTHCS.

Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các trường đã bố trí và sử dụng đội ngũ GVTHCS cơ bản được thực hiện theo đúng chuyên môn, chuyên ngành, sở trường, nên đã tạo điều kiện để GVTHCS phát huy năng lực.

Các trường trên địa bàn huyện đã quan tâm đến đời sống về vật chất và tinh thần của đội ngũ GVTHCS nên phần nào cũng tạo ra được môi trường thân thiện để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà.

2.5.2. Hạn chế

Đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam hiện tại căn cứ theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 17/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập số lượng GVTHCS vẫn còn thiếu theo quy định hiện

hành. Hiện tại trên địa bàn huyện vẫn cịn một giáo viên tuy đạt chuẩn về trình độ đào tạo nhưng chưa đáp ứng cho công tác đổi mới giáo dục, tồn huyện có 01 giáo viên trình độ GVTHCS trên đại học.

Công tác quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS của các cấp quản lý và lãnh đạo các trường chưa được phân cấp rõ ràng, đôi lúc còn lỏng lẽo. Công tác quy hoạch chưa được chú trọng. Hiện nay vẫn cịn tình trạng thiếu GVTHCS giảng dạy các môn học, tỉ lệ giáo viên trên lớp thấp hơn so với quy định. Chất lượng GVTHCS chưa đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ. Cơng tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng giáo viên cịn bất cập nên dẫn đến có tình trạng thừa, thiếu GVTHCS cục bộ tại các đơn vị trường học nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được triển khai thường xuyên nên đội đội ngũ GVTHCS cịn bất cập về trình độ chun mơn, năng lưc sư phạm và đặc biệt năng lực ngoại ngữ, tin học cịn hạn chế. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng GVTHCS chưa theo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn; thiếu tính hệ thống và sự liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng. Các nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng GVTHCS chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của đội ngũ GVTHCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó cũng còn một số giáo viên cịn chưa ý thức đầy đủ về việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin và ngoại ngữ của GVTHCS cịn những hạn chế nhất định nên có những khó khăn nhất định trong cơng tác đổi mới giáo dục.

2.5.3. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế

Bối cảnh kinh tế của thế giới trong những năm gần đây không ổn định nên có những tác động đến kinh tế trong nước, trong tỉnh. Kinh tế của huyện Đơng Giang tỉnh Quảng Nam tuy có sự phát triển, song sự phát triển còn chậm. Các sản phẩm về cây dược liệu được xem là chiến lược phát triển kinh tế của huyện trong thời gian đến thì nhu cầu đầu ra cho sản phẩm cịn hạn chế, chưa tìm được thị trường tiềm năng cho các nguồn cây dược liệu bản địa của địa phương, tính bền vững khơng cao, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Do đó việc huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, phần lớn đều phụ thuộc vào ngân sách của tỉnh, huyện. Hiện nay cịn một số thơn bản sống cách xa trung tâm nên việc quy hoạch mạng lưới trường lớp học và bố trí giáo viên là một thách thức lớn.

Huyện Đông Giang phần lớn là đồi núi cao, cơ sở vật chất các trường THCS chưa đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Việc thực hiện phân cấp quản lý của các cấp về GD&ĐT chưa toàn diện và đồng bộ. Đây là những thách thức đối với công tác phát triển đội ngũ GVTHCS trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.

Chính sách cử tuyển giáo viên người dân tộc thiểu số chủ yếu đảm bảo theo số lượng và chưa gắn với chất lượng do đó đã có một số giáo viên về công tác nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chun mơn, nghiệp vụ ngành đề ra.

Chính quyền địa phương hiện nay rất quan tâm về công tác giáo dục của huyện song do điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn. Do vậy vẫn chưa có cơ chế, chính sách riêng, chính sách đặc thù nào của huyện để thu hút giáo viên THCS ở lại công tác lâu dài tại huyện. Sau mỗi năm học số lượng giáo viên có nguyện vọng xin chuyển cơng tác về các huyện đồng bằng, thành phố nên đây cũng là một thách thức lớn cho việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện.

Chất lượng giáo dục tồn diện nói chung và chất lượng giáo dục THCS nói riêng cịn có khoảng cách q xa so với các huyện trong địa bàn của tỉnh. Chế độ chính sách cho GVTHCS cịn nhiều bất cập, chưa động viên, thu hút được sức lực trí tuệ của đội ngũ GVTHCS. Đời sống của một bộ phận đội ngũ đội ngũ GVTHCS ở một số xã cách xa trung tâm huyện cịn nhiều khó khăn. Lương và các khoản thu nhập và điều kiện công tác, điều kiện đi lại của đội ngũ giáo viên chưa thực sự làm cho đội ngũ yên tâm công tác trên địa bàn huyện.

Tiểu kết chương 2

Đông Giang tuy là một huyện miền núi cao mới được chia tách sau 18 năm, với 10 xã và 01 thị trấn, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng công tác chăm lo cho giáo dục - đào tạo được đặt lên hàng đầu. Quy mô và mạng lưới giáo dục phát triển rộng khắp và chất lượng giáo dục ngày được nâng lên.

Đội ngũ GVTHCS có vai trị quan trọng đối với chất lượng giáo dục, vì đây là cấp học đầu tiên đặt nền móng trong chương trình giáo dục trung học phổ thông. Do vậy, việc quan tâm phát triển đội ngũ GVTHCS đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý, điều hành của phòng GD&ĐT huyện cũng như các trường học. Cho nên, phòng GD&ĐT phải thực hiện tốt và đầy đủ các nội dung của công tác phát triển đội ngũ GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trong Chương 2, luận văn đã khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đồng thời xác định những điểm mạnh, những hạn chế, thời cơ và thách thức trong phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Cùng với cơ sở lý luận đã được xác lập ở Chương 1, thực trạng quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong Chương 2 là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)