Khái quát quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 49 - 51)

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam từ đó tìm ra ngun nhân yếu kém, hạn chế và nhu cầu của đội ngũ giáo viên THCS của huyện.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát về đội ngũ giáo viên THCS (cơ cấu, số luợng, chất lượng) tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.

Khảo sát thực trạng quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Để đánh giá chính xác thực trạng, đề tài đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với lãnh đạo phòng GD&ĐT, chuyên viên phụ trách công tác Tổ chức cán bộ, chuyên viên phụ trách chuyên môn THCS của phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên THCS của 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS, 01 trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS, 02 trường TH&THCS, 05 trường THCS trên địa bàn huyện Đơng Giang tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu, tơi cịn tham khảo các báo cáo, các bảng tổng hợp số liệu của phòng GD&ĐT huyện Đơng Giang, phịng Nội vụ huyện. Với số lượng 153 người trong đó 01 lãnh đạo chính quyền địa phương, 02 lãnh đạo phòng GD&ĐT, 01 lãnh đạo phòng Nội vụ, 01 chuyên viên phòng GD&ĐT, 01 chuyên viên phòng Nội vụ, 19 CBQL trường THCS và 128 giáo viên.

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng đơn vị được khảo sát

STT Đơn vị CBQL GV Tổng cộng

1 Trường PTDTNT THCS Đông Giang 3 22 25

2 Trường PTDTBT THCS Trần Phú 3 10 13

3 Trường THCS Mẹ Thứ 2 18 20

4 Trường THCS Phan Châu Trinh 2 11 13

5 Trường THCS Lê Văn Tám 2 18 20

6 Trường THCS Kim Đồng 2 18 20

7 Trường THCS Phan Bội Châu 1 9 10

8 Trường TH&THCS Xã Tư 2 11 13

9 Trường TH&THCS ZaHung 2 11 13

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Sử dụng bảng hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến), được áp dụng điều tra đối với lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ; Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và giáo viên THCS các đơn vị trường học.

Phỏng vấn, phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với lãnh đạo phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ huyện các cơ quan ban ngành tại địa phương.

Công cụ xử lý số liệu là phương pháp thống kê tốn học để tính giá trị trung bình cộng của các mức độ cần đánh giá đối với 1 tiêu chí.

Đối tượng khảo sát bằng phiếu hỏi được yêu cầu trả lời các câu hỏi. Các mức độ đạt được trong bảng hỏi được tính phần trăm (%) với khoảng cách

5 1 5−

= 0.8 và theo thang điểm, điểm trung bình được quy ước như sau:

- Điểm tối đa là 5 điểm, điểm tối thiểu là 1 điểm; - Thang điểm được đánh giá ở 5 mức với bảng sau:

Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá khảo sát

Các mức độ đánh giá Thang điểm quy ước Điểm trung bình

Kém 1 điểm 1 -> 1,8 điểm

Yếu 2 điểm 1,9 -> 2,6 điểm

Trung bình 3 điểm 2,7 điểm -> 3,4 điểm

Khá 4 điểm 3,5 –> 4,2 điểm

Rất tốt 5 điểm 4,3 ->5 điểm

2.1.5. Tổ chức khảo sát

Để thống kê số liệu chính xác về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tôi sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập các ý kiến của CBQL và GVTHCS. Ngoài ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp phỏng vấn CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện; Lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo phòng GD&ĐT; Lãnh đạo Phòng Nội vụ nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ GVTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Tiến hành thu thập thông tin qua các báo cáo, các số liệu của phòng GD&ĐT huyện, Hiệu trưởng các đơn vị... để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 15/11/2020 đến tháng 10/12/2020 với số phiếu trưng cầu ý kiến được phát ra là 147 phiếu và số phiếu thu vào là 147 phiếu, số phiếu hợp lệ là 147 phiếu.

Đi trực tiếp đến các đơn vị trường để khảo sát, nghiên cứu. Đối chiếu các nguồn dữ kiệu khác để kiểm tra tính nhất quán, độ tin cậy của thông tin trước khi đưa vào nội dung luận văn.

2.1.6. Xử lý số liệu và viết báo cáo

Xử lý thông tin từ các phiếu khảo sát theo phương pháp thống kê và xử lý kết quả bằng phần mềm word, Exel, thống kế toán học để tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL và chuyên viên của phòng GD&ĐT; phòng Nội vụ; UBND huyện; CBQL và giáo viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)