2.2.3 .Tình hình đời sống và phân bố dân cư
3.2. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đông Giang tỉnh
3.2.4. Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên THCS hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu đủ
về số lượng, nâng cao về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa
Trong cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên thì việc sử dụng, bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng. Nếu bố trí hợp lý sẽ phát huy hết khả năng, tâm huyết để hồn thành nhiệm vụ được giao, qua đó giúp họ trưởng thành, cống hiến hết sức mình vì sự phát triển của nhà trường. Nếu biết phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên sẽ làm cho đội ngũ này ngày càng lớn mạnh và ngược lại, sẽ làm cho đội ngũ ngày càng yếu đi, nhiệt huyết của đội ngũ giảm sút. Tiềm năng của con người là vô hạn nếu biết tận dụng sẽ phát huy hết sở trường của cá nhân và công tác quản lý nhân sự nhất định sẽ thành công.
Giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đội ngũ giáo viên THCS hiện có trên địa bàn huyện. Giúp các cấp quản lý giáo dục có thể bố trí, sử dụng, sắp xếp, thuyên chuyển một cách hợp lý đội ngũ, phát huy được các thế mạnh của đội ngũ, tiết kiệm tiền bạc, công sức, tạo ra hiệu quả giáo dục cao nhất
3.2.4.2. Nội dung thực hiện
vọng của giáo viên nhằm tạo điều, kiện thuận lợi nhất để giáo viên phát huy tối đa năng lực, sở trường, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
Chỉ đạo hiệu trưởng các trường sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên môn giáo viên được đào tạo và quan tâm đến nguyện vọng của giáo viên trong việc thực hiện hoạt động giảng dạy và một số hoạt động kiêm nhiệm khác khi vượt số tiết quy định. Khi lãnh đạo nhà trường phân công, giao việc cho giáo viên cũng cần quan tâm đến điều kiện làm việc, cần phối kết hợp hài hịa giữa các cơ cấu về trình độ chuyên môn, quản lý, kinh nghiệm, thâm niên công tác và cả giới tính. Đồng thời, chú trọng việc tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên được phát triển về mọi mặt: được bố trí cơng tác phù hợp, được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, được giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách; được biết, tham gia các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật và được cống hiến, công tác lâu dài vì sự phát triển của nhà trường.
Chỉ đạo và kiểm tra các trường bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có của nhà trường cho phù hợp, đảm bảo trong từng tổ, khối có các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và giáo viên. Trên cơ sở đó, làm tốt cơng tác dự báo để xác định số lượng giáo viên cần bổ sung đối với từng tổ, khối.
Quán triệt các trường THCS lưu ý phân cơng giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên trẻ, giáo viên người dân tộc thiểu số để họ trưởng thành trong cơng tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường cũng cần chú trọng đến việc chỉ đạo giáo viên trẻ có năng lực về công nghệ thông tin hỗ trợ cho giáo viên người dân tộc thiểu số và giáo viên có kinh nghiệm nhưng còn hạn chế về việc sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại, các phần mềm hỡ trợ q trình dạy học nhằm đồng thời hỡ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số, giáo viên có kinh nghiệm để từ đó họ cải thiện tốt năng lực của bản thân.
Chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS khi thực hiện việc bố trí, sử dụng giáo viên, cần lưu ý khi giao việc cho giáo viên phải tin tưởng vào khả năng của họ, đồng thời cần có những lời động viên khích lệ để giúp họ vượt qua những khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; khi giao việc cần u cầu rõ thời gian hồn thành cơng việc; có sự kiểm tra, đánh giá kết quả cơng việc của từng giáo viên; có nhận xét cụ thể mặt được và mặt chưa được từ đó giúp giáo viên hồn thiện bản thân mình tốt hơn. Đồng thời, phải biết phối kết hợp giữa giáo viên trẻ có nhiệt huyết, có kiến thức tiên tiến, tiếp cận nhanh cái mới và giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm, có óc quan sát, trải nghiệm.
Phát huy vai trò của Chi ủy chi bộ, Ban giám hiệu, Cơng đồn, Đồn thanh niên và các tổ chức trong trường thống nhất về nhận thức và hành động trong việc giao nhiệm vụ, đánh giá năng lực của giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực và thực lực chuyên môn, động viên về tinh thần, hỗ trợ về vật chất và tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo cơ hội để đội ngũ tiểu học phấn đấu vươn lên.
Trong cơng tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên, cần tăng cường các nội dung giáo dục, tuyên truyền thông tin làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của giáo viên về vai trị, trách nhiệm của mình, về u cầu nâng cao trình độ tồn diện, những cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp giáo viên; những yêu cầu về phát triển nghề nghiệp đối với giáo viên về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm, về nghiên cứu khoa học để bản thân giáo viên tự giác, tích cực hồn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục do lãnh đạo nhà trường phân cơng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Hằng năm, ngoài kế hoạch tuyển chọn, tiếp nhận giáo viên, phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch điều chuyển giáo viên giữa các trường. Kế hoạch điều chuyển giáo viên phải đề ra các mục tiêu cụ thể, tiêu chuẩn, thời gian được điều chuyển đến công tác tại một đơn vị, số lượng giáo viên giảng dạy và trách nhiệm cụ thể của hiệu trưởng các trường, của giáo viên và nhiệm vụ phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong các nhà trường.
Hằng năm, triển khai để các trường THCS tổ chức phân tích đánh giá những kết quả đạt được của đơn vị trong năm qua, chú trọng những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trên cơ sở đánh giá, hiệu trưởng nhà trường đề xuất với phòng GD&ĐT số lượng giáo viên giỏi cần thiết điều chuyển đến, hồ trợ cho đơn vị. Trên cơ sở đề nghị của các trường, phòng GD&ĐT phân tích, đánh giá lại thực trạng của mỗi trường, nhu cầu đề nghị điều chuyển giáo viên đến bổ sung của các trường và lực lượng giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi ở các trường để có kế hoạch điều chuyển giáo viên, bổ sung giáo viên cho phù hợp với yêu cầu thực tế của mỗi trường.
Phòng GD&ĐT, các trường học cần tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức đối với toàn thể đội ngũ giáo viên nhằm tạo sự đồng thuận về công tác điều chuyển và trách nhiệm của các trường, cá nhân trong công tác điều chuyển đội ngũ giáo viên.
Phòng GD&ĐT thực hiện công bằng, khách quan việc điều chuyển giáo viên, cần quy định rõ độ tuổi phải điều chuyển, những đối tượng phải điều chuyển, số năm công tác tại những vùng thuận lợi, hoặc vùng khó khăn phải điều chuyển, trong đó cần làm tốt cơng tác điều chuyển giáo viên đã hồn thành thời gian giảng dạy ở vùng khó khăn về giảng dạy tại vùng thuận lợi nhằm tạo niềm tin, động lực cho giáo viên khi được điều chuyển.
Phòng GD&ĐT tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm nhằm khắc phục những vướng mắc trong q trình bố trí, sử dụng, điều chuyển đội ngũ giáo viên, có sự điều chỉnh kịp thời tiêu chuẩn, quy trình và các chế độ chính sách cho phù hợp;
phát hiện kịp thời những nhân tố tích cực đưa vào danh sách đội ngũ giáo viên cốt cán, dự nguồn các chức danh lãnh đạo các trường qua việc bố trí, sử dụng, điều chuyển giáo viên.