2.2.3 .Tình hình đời sống và phân bố dân cư
2.4. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đông
2.4.5. Thực trạng công tác xây dựng môi trường làm việc và phát triển cho độ
ngũ giáo viên.
2.4.5.1. Thực trạng thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.16. Thực trạng thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ GVTHCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam
TT Nội dung đánh giá Đối
tượng Mức độ đánh giá Điểm TBC Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Thực hiện đầy đủ chế độ về
lương và các phụ cấp (ưu đãi, thâm niên, chức vụ) đối với đội ngũ
CBQL 14 5 0 0 0 4.7
GV 45 70 7 6 0 4.2
2 Thực hiện các khoản theo Nghị định của Chính phủ
CBQL 1 3 6 7 2 2.7
GV 3 52 35 20 18 2.9
3 Đầu tư kinh phí, tăng cường trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho đội ngũ giáo viên
CBQL 2 6 8 3 0 3.4
GV 5 78 10 25 10 3.3
4 Tạo điều kiện cho đội ngũ GVTHCS giao lưu học tập kinh nghiệm
CBQL 3 9 7 0 0 3.8
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.16 cho thấy việc thực hiện đầy đủ chế độ về lương và các phụ cấp (ưu đãi, thâm niên, chức vụ...) đối với GVTHCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua được CBQL, GVTHCS đánh giá là rất tốt điểm là 4.7 đối với ý kiến đánh giá của CBQL, 4.2 đối với ý kiến đánh giá của GVTHCS. Đồng thời việc tạo điều kiện cho đội ngũ GVTHCS học tập kinh nghiệm được đánh giá điểm là 3.8 đối với ý kiến đánh giá của CBQL, 3.7 đối với ý kiến đánh giá của GVTHCS. Nội dung “Thực hiện các khoản theo các Nghị định của Chính phủ” khơng được đánh giá cao vì trong những năm trước đây chưa chi trả cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/22013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2013 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơng tác ở trường chun biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, do vậy mục này không được đánh giá cao và ở mức điểm trung bình thấp theo ý kiến CBQL là 2.7, theo ý kiến GVTHCS là 2.9.
Huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam là huyện miền núi cao xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ chưa phổ biến thành hàng hố, chưa tích luỹ được nhiều; cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại dịch vụ có phát triển nhưng chưa tương xứng và ngang tầm. chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, có nguồn ngân sách của huyện còn rất hạn chế; một số trường học chưa đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; điều kiện ăn ở của học sinh nội trú còn khó khăn, nhất là các em ở các xã khơng được sự hỗ trợ của nhà nước.Việc đầu tư cho giáo dục tuy đã được các cấp lãnh đạo quan tâm nhưng kinh phí còn hạn hẹp nên rất khó khăn cho đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cũng như trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho GVTHCS và được đánh giá là 3.4 đối với ý kiến CBQL và 3.3 đối với ý kiến GVTHCS, nhà công vụ dành cho GVTHCS chưa đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó điều kiện đi lại trong địa bàn của huyện còn khó khăn nên việc tạo cơ hội cho GVTHCS giao lưu, học tập kinh nghiệm thực hiện chưa tốt. Kết quả khảo sát CBQL và GVTHCS cho thấy Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường học chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức giao lưu học tập rút kinh nghiệm của GVTHCS, do kinh phí thực hiện của ngành và trường còn khó khăn.
Qua khảo sát GVTHCS và nghiên cứu hồ sơ thực tế thể hiện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với đội ngũ GVTHCS về lương và các phụ cấp theo lương đảm bảo. Tuy nhiên việc thực hiện các khoản phụ cấp theo các Nghị định số 116/NĐ-CP chưa được thực hiện kịp thời như phụ cấp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; phụ cấp tham quan học tập.
Nguyên nhân của thực trạng nêu trên một phần là do huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam mới được chia tách từ năm 2003, do điều kiện xa trung tâm tỉnh lỵ, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, hạ tầng thương mại dịch vụ chưa phát triển nên khó khăn trong thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và giao thương, trao đổi hàng hóa.
Nguồn thu ngân sách địa phương nhỏ, chủ yếu phụ thuộc ngân sách cấp trên; tập quán lao động sản xuất còn lạc hậu, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Ngồi ra, Nhà nước đã quy định về chế độ làm việc, lương, phụ cấp, mức lương GVTHCS hiện còn thấp nên nhiều GVTHCS gặp khó khăn trong cuộc sống dẫn đến, giáo viên chuyển cơng tác ra ngồi huyện hằng năm rất lớn. Công tác thi đua, khen thưởng và các chế độ chính sách chưa kịp thời, chưa hiệu quả nên chưa tơn vinh, động viên được GVTHCS tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn chưa tạo được sự yên tâm cống hiến và công tác lâu dài để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2.4.5.2. Thực trạng công tác thi đua khen thưởng đội ngũ giáo viên THCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.17. Thực trạng công tác thi đua khen thưởng đội ngũ giáo viên THCS huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam
TT Nội dung đánh giá Đối
tượng Mức độ đánh giá Điểm TBC Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Phòng GD&ĐT huyện ban
hành văn bản hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng
CBQL 13 6 0 0 0 4.7
GV 43 75 9 1 0 4.3
2 Nhà trường phổ biến đến đội ngũ GVTHCS các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng
CBQL 12 7 0 0 0 4.6
GV 37 85 6 0 0 4.2
3 Nhà trường tổ chức cho giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua
CBQL 7 7 5 0 0 4.1
GV 33 65 28 2 0 4.2
4 Nhà trường tổ chức họp xét bình chọn cơng tác thi đua khen thưởng kịp thời đối vơi giáo viên
CBQL 13 6 0 0 0 4.7
GV 52 72 3 1 0 4.4
5 Thực hiện cơng bằng, chính xác hoạt động thi đua, khen thưởng đối với giáo viên
CBQL 10 7 2 0 0 4.4
GV 36 65 26 1 0 4.1
6 Căn cứ kết quả thi đua đạt được để làm căn cứ phân công nhiệm vụ và đề bạt vị trí chủ chốt trong nhà trường
CBQL 4 5 8 2 0 3.6
GV 13 55 30 30 0 3.4
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy nội dung “ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã ban hành các hướng dẫn về công tác thi đua hằng năm” được đánh giá điểm trung bình chung rất tốt 4.7 theo ý kiến CBQL và 4.3 theo ý kiến của GVTHCS.
Nội dung “Các trường học phổ biến đến đội ngũ giáo viên các văn bản về công tác thi đua khen thưởng đối với GVTHCS” được CBQL, GVTHCS đánh giá là rất tốt điểm là 4.6 đối với ý kiến đánh giá của CBQL, 4.2 đối với ý kiến đánh giá của GVTHCS. Tiêu chí “Nhà trường tổ chức họp xét bình chọn cơng tác thi đua khen thưởng kịp thời đội ngũ giáo viên” được đánh giá là 4.7 theo ý kiến CBQL và 4.4 theo ý kiến GVTHCS.
Công tác xét thi đua khen thưởng hằng năm là động lực thúc đẩy đội ngũ GVTHCS nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy công tác thi đua, khen thưởng kịp thời cơng bằng chính xác là khích lệ vơ cùng quan trọng đối với đội ngũ giáo viên và cũng là cơ sở để đề bạt bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt và CBQL trong nhà trường. Tuy nhiên, nội dung “Căn cứ kết quả đạt được của giáo viên để phân công nhiệm vụ và đề bạt vị trí chủ chốt trong nhà trường” được đánh giá ở mức điểm trung bình chung thấp là 3.6 đối với ý kiến CBQL và 3.4 đối với ý kiến GVTHCS. Điều này chứng tỏ việc quan tâm đến các danh hiệu thi đua hằng năm để đề bạt vào các vị trí chủ chốt và CBQL chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thúc đẩy được tinh thần đội ngũ GVTHCS phấn đấu khi thực hiện nhiệm vụ.