7. Cấu trúc luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mơ tả q trình khảo nghiệm
3.3.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm
Quá trình khảo nghiệm nhằm xác định mức độ tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.
3.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long gồm: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS và CMHS về ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác bồi dưỡng HSG; hồn thiện cơng tác phát hiện, tuyển chọn đội tuyển HSG; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán làm nịng cốt cho cơng tác bồi dưỡng HSG; chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng HSG; chỉ đạo đổi mới cơng tác xây dựng chương trình bồi dưỡng HS giỏi tiếp cận trình độ quốc gia và quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động bồi dưỡng HS giỏi; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục trong công tác bồi dưỡng HSG; tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG.
3.3.1.3. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng phương pháp chuyên gia:
Chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp đội ngũ chun gia có trình độ cao trong lĩnh vực quản lý giáo dục để xem xét, nhận định về các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long để đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất trong kết quả nghiên cứu này.
Xử lý kết quả khảo nghiệm:
Phương pháp khảo nghiệm thông qua trao đổi bằng bảng hỏi với 5 mức độ đánh giá:
Khảo nghiệm tính cấp thiết:
Điểm trung bình của từng biện pháp được tính bằng cách gán điểm
Rất cấp thiết = 5, cấp thiết = 4, ít cấp thiết = 3, khơng cấp thiết = 2, hồn tồn không cấp thiết = 1
Đánh giá mức độ cấp thiết của từng biện pháp căn cứ vào giá trị điểm trung bình của biện pháp đó theo thang điểm:
Từ: 4.2 – 5.0 : Rất cấp thiết Từ: 3.4 – < 4.2: Cấp thiết Từ: 2.6 – < 3.4: Ít cấp thiết Từ: 1.8 – < 2.6: Không cấp thiết
Từ: 1.0 – < 1.8: Hồn tồn khơng cấp thiết. Khảo nghiệm tính khả thi:
Điểm trung bình của từng biện pháp được tính bằng cách gán điểm
Rất khả thi = 5, Khả thi = 4, ít khả thi = 3, khơng khả thi = 2, hồn tồn khơng khả thi = 1.
Đánh giá mức độ khả thi của từng biện pháp căn cứ vào giá trị điểm trung bình của biện pháp đó theo thang điểm.
Từ: 4.2 – 5.0 : Rất khả thi Từ: 3.4 – 4.2: Khả thi Từ: 2.6 – 3.4: Ít khả thi Từ: 1.8 – 2.6: Khơng khả thi
Từ : 1.0 – 1.8: Hoàn tồn khơng khả thi 3.3.1.4. Tổ chức khảo nghiệm
Đối tượng khảo nghiệm:
Cách chọn mẫu: Chúng tôi chọn mẫu khảo nghiệm là cán bộ quản lý ở Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; Ban Giám hiệu, GV các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; các chuyên gia đầu ngành về quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Cỡ mẫu: Tổng số mẫu được lấy ý kiến là 200 mẫu.
Bảng 3.1. Mẫu khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp
STT Đối tƣơng đƣợc khảo nghiệm Số lƣợng mẫu (n)
1 Cán bộ quản lý ở Phòng Giáo dục & Đào tạo 5
2 Ban Giám hiệu các trường THCS 20
3 Giáo viên các trường THCS 150
4 Chuyên gia quản lý giáo dục 25
Tổng số 200
Thời gian và địa bàn khảo nghiệm:
Thời gian khảo nghiệm: Tháng 11/2021.
Địa bàn khảo nghiệm: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; 14 trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; các chuyên gia quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Giai đoạn 1: Tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết. Giai đoạn 2: Tiến hành khảo nghiệm tính khả thi.