Thực trạng thiết kế chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 55)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

2.3.3. Thực trạng thiết kế chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện cơng tác thiết kế chương trình BD HSG

S TT

Cơng tác thiết kế chƣơng trình bồi dƣỡng HSG Số ý kiến theo từng mức độ Điểm TB Rất TX TX Bình thường Không thực hiện

1 Công tác xác định mục tiêu dạy BD 20 106 74 0 2.73 2 Công tác xây dựng nội dung BD phù

hợp với từng đối tượng HS 15 73 112 0 2.52 3 Công tác xây dựng kế hoạch BD HS 30 101 69 0 2.81 4 Lựa chọn phương pháp dạy học phù

hợp để bồi dưỡng HS 20 71 117 0 2.64

5 Lựa chọn hình thức dạy học phù hợp

để bồi dưỡng HS 25 60 115 0 2.55

6 Chủ động xây dựng thiết kế nội dung

bồi dưỡng phù hợp với HS 10 77 113 0 2.49 Căn cứ vào thang điểm 4 dùng để đánh giá về mức độ thực hiện, bảng 2.12 cho thấy có 5/6 cơng tác có kết quả thực hiện ở mức độ thường xuyên bao gồm: Công tác xác định mục tiêu dạy bồi dưỡng; Công tác xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng HS; Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS; Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để bồi dưỡng HS; Lựa chọn hình thức dạy học phù hợp để bồi dưỡng HS. Trong đó cơng tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS được quan tâm thực hiện thường xuyên nhất với điểm số TB 2.81. Công tác Chủ động xây dựng thiết kế nội dung bồi dưỡng phù hợp với HS ít được quan tâm thực hiện, với điểm TB 2.49 thấp nhẩ trong số 6 nội dung được khảo sát và được đánh giá ở mức độ bình thường.

Chương trình bồi dưỡng HSG có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng HSG ở các trường THCS. Qua kết quả khảo sát các trường THCS, việc thiết kế chương trình bồi dưỡng HSG đã cho thấy rằng nhiều GV đã xây dựng chương trình bồi dưỡng hướng đến mục tiêu bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao kiến thức cho HSG, phát huy tinh thần sáng tạo và tự học, tự rèn luyện của HS. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thì các ý kiến thì có đến 62,5% ý kiến đánh giá rằng các chương trình bồi dưỡng HSG ở các trường được xây dựng, thiết kế đáp ứng yêu cầu ở mức khá; 12% ý kiến cho rằng việc thực hiện thiết kế, xây dựng chương trình chỉ ở mức độ trung bình, các chương trình bồi dưỡng HSG ở một số môn vẫn chưa đáp ứng

tốt mục tiêu bồi dưỡng HSG đã đặt ra; chỉ 25,5% ý kiến đánh giá ở mức tốt và không có ý kiến đánh giá rất tốt. Như vậy, việc xây dựng, thiết kế chương trình bồi dưỡng HSG ở các trường hiện nay đa số vẫn đạt ở mức khá, cần thiết phải có hướng cải thiện, nâng cao chất lượng các chương trình bồi dưỡng HSG.

Về thiết kế nội dung bồi dưỡng HSG đa số ý kiến cho rằng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng chuyên đề, bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần. Nhận định về các chương trình bồi dưỡng HSG hiện nay ở các trường THCS có đến 64,5% ý kiến đánh giá các trường thực hiện ở mức khá, nhiều chương trình bồi dưỡng HSG ở các trường chưa xây dựng theo dạng chuyên đề và quy trình từ thấp đến cao khi bồi dưỡng, chỉ 20,5% các chương trình bồi dưỡng HSG các trường thực hiện ở mức tốt, tỉ lệ còn khiêm tốn so với tổng số các chương trình bồi dưỡng HSG ở các trường đang được triển khai bồi dưỡng HSG trong thời gian qua.

Các chương trình bồi dưỡng HSG ở các trường hiện nay được chủ động xây dựng thiết kế nội dung bồi dưỡng phù hợp với học sinh. Tuy nhiên, xem xét cụ thể từng chương trình bồi dưỡng sự liên thơng, kết nối kiến thức của các chuyên đề với nhau chưa được vững chắc. Theo khảo sát, một số chương trình bồi dưỡng HSG ở các trường sự liên thơng, kết nối được 66,5% ý kiến đánh giá đạt ở mức khá; 27,5% đánh giá ở mức tốt; cịn lại 6% đánh giá ở mức trung bình.

GV bồi dưỡng HSG ở các trường hiện nay có sưu tầm bộ đề thi đa dạng nhằm giúp HS tiếp xúc làm quen với các dạng đề, ln tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho HS. Theo kết quả khảo sát có 56% đánh giá ở mức khá; 29,5% đánh giá ở mức tốt; còn lại 14,5% đánh giá ở mức trung bình. Hiện nay, việc cung cấp các tài liệu tham khảo hữu ích tuy có nhưng vẫn ở mức hạn chế, chưa được phổ biến ở nhiều môn và ở nhiều trường.

GV bồi dưỡng HSG ở các trường hiện nay có thực hiện kết hợp các hình thức như hướng dẫn HS các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự r n luyện thêm ở nhà đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để HS có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát đa số ý kiến nhận định rằng kết quả tự học, tự nghiên cứu của HS hiện nay ở mức khá chiếm 48,5%, ở mức tốt chiếm tỉ lệ 31,5%, còn lại 20% thực hiện đạt mức trung bình. GV hiện nay vẫn chưa hỗ trợ tích cực cho HS khai thác tốt các địa chỉ trên mạng internet để phục vụ cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu, bổ sung làm phong phú thêm kiến thức, các nội dung ôn luyện, bồi dưỡng HSG chủ yếu vẫn khai thác ở sách vở, tài liệu đã được in ấn, phát hành. Nguyên nhân chủ yếu là do GV vẫn chưa đầu tư, nghiên cứu, khai thác nội dung trên internet, chưa chủ động tính đến phương án hướng dẫn, giới thiệu cho HS học, nghiên cứu các nội dung trên mạng. Vì vậy, hiệu quả khai thác kiến thức trên mạng đối với HS vẫn còn những hạn chế nhất định.

Kế hoạch dạy học của GV bồi dưỡng HSG ở các trường hiện nay đều căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng HSG của nhà trường đã ban hành. Theo kết quả khảo sát có

73,5% thực hiện tốt, cịn lại 26,5% thực hiện ở mức khá. Theo ý kiến khảo sát cũng cho biết kế hoạch bồi dưỡng HSG của nhà trường cần có sự linh hoạt để GV tự xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc thù từng mơn bồi dưỡng thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Đa số việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG hiện nay tuy đúng tiến độ, đảm bảo mục tiêu đặt ra nhưng việc thực hiện đối với GV còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa thể hiện tính mở, tính sáng tạo trong q trình triển khai kế hoạch bồi dưỡng HSG.

Về kế hoạch BD HSG các trường qua khảo sát như sau:

Về tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với yêu cầu của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục. Nội dung chương trình thiết kế nội dung bồi dưỡng theo chuyên đề, các kỹ năng ứng dụng giải các dạng đề thi HSG. Về nội dung này, các kế hoạch bồi dưỡng HSG của trường và của cá nhân GV có thể hiện nhưng chưa đầy đủ. Kết quả khảo sát kế hoạch bồi dưỡng của GV có đến 47,5% có thể hiện nhưng chưa đầy đủ

Về số tiết được sử dụng để thực hiện bài dạy/chuyên đề. Theo khảo sát đánh giá có 61,5% ý kiến đánh giá thực hiện tốt, cịn lại 38,5% đánh giá ở mức khá. Có ý kiến cho rằng số tiết để thực hiện dạy các chuyên đề bồi dưỡng HSG chưa cân xứng giữa số tiết và nội dung cần triển khai bồi dưỡng HSG, từ đó cho thấy vẫn cịn độ chênh giữa số tiết và nội dung. Các mơn Tốn, Tiếng anh, Ngữ văn tổ chức ôn tập trái buổi với tối đa 9 tiết/tuần; Các mơn cịn lại tối đa 06 tiết/tuần. Do phải đảm bảo trong chương trình chung và đặc biệt là phải đảm bảo kế hoạch chung của nhà trường nên GV phải ưu tiên thực hiện đúng số tiết tương ứng với tiến độ thời gian để đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ chung của nhà trường đã đặt ra.

Về số tuần thực hiện bài học/chuyên đề đa số các trường đều thực hiện đúng theo số tuần trong kế hoạch chung của nhà trường. Theo khảo sát, đánh giá có 75,5% thực hiện tốt, cịn lại 24,5% thực hiện ở mức khá.

Hiện nay GV bồi dưỡng HSG ở các trường có lựa chọn phương pháp dạy học tích cực, nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Theo kết quả khảo sát có 74,5% thực hiện ở mức độ khá, còn lại 25,5% thực hiện ở mức độ tốt. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực còn phụ thuộc và năng lực của GV, vào đặc thù của môn học và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ.

Phương pháp dạy học tích cực hiện nay được GV ở trường phối hợp áp dụng

để dạy các lớp bồi dưỡng HSG THCS gồm các phương pháp sau đây: Các phương pháp truyền thống gồm đàm thoại 26,5%, phương pháp giảng giải 15% Phương pháp dạy học nhóm 36,5%; Phương pháp giải quyết vấn đề 22%; còn lại các phương pháp đóng vai, phương pháp dự án; Phương pháp bàn tay nặn bột không

được GV sử dụng. Như vậy, GV vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống đến 41,5% để giảng dạy các lớp bồi dưỡng HSG, các phương pháp dạy học tích cực tuy có áp dụng nhưng cũng đạt 58,5%, tỉ lệ này còn khá khiêm tốn khi GV dạy các lớp bồi dưỡng HSG.

Bảng 2.13. Kết quả thực hiện công tác thiết kế chương trình BD HSG

S TT Cơng tác thiết kế chƣơng trình bồi dƣỡng HSG Số ý kiến theo từng mức độ Điểm TB Rất tốt Tốt Khá TB Không đạt 1 Công tác xác định mục tiêu dạy

BD 0 24 125 51 0 2.87

2 Công tác xây dựng nội dung BD

phù hợp với từng đối tượng HS 0 30 129 41 0 2.95 3 Công tác xây dựng kế hoạch BD 0 0 53 147 0 2.27 4 Lựa chọn phương pháp dạy học

phù hợp để bồi dưỡng HS 0 0 149 51 0 2.75 5 Lựa chọn hình thức dạy học phù

hợp để bồi dưỡng HS 0 40 97 63 0 2.89

6 Chủ động xây dựng thiết kế nội

dung bồi dưỡng phù hợp với HS 0 12 133 55 0 2.79

Về việc thực hiện 6 nội dung trọng tâm trong cơng tác thiết kế chương trình bồi dưỡng HSG, bảng 2.13 cho thấy có 5/6 nội dung có kết quả thực hiện ở mức khá bao gồm: Công tác xác định mục tiêu dạy BD; Công tác xây dựng nội dung BD phù hợp với từng đối tượng HS; Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để bồi dưỡng học sinh; Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để bồi dưỡng học sinh; Lựa chọn hình thức dạy học phù hợp để bồi dưỡng học sinh; Chủ động xây dựng thiết kế nội dung bồi dưỡng phù hợp với học sinh. Cịn Cơng tác xây dựng kế hoạch BD chưa được thực hiện tốt với điểm TB chỉ 2.27 và được xếp ở mức TB.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)