Những yếu tố chủ quan:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Những yếu tố chủ quan:

1.5.2.1. Công tác phát hiện, tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi

Nói về tư tưởng trọng người tài đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời đầy tâm huyết trong một văn bản “Tìm người tài đức” được đăng trên Báo Cứu quốc số 411, ra ngày 20/11/1946: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc khơng thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe khơng đến, thấy khơng khắp, đến nỗi những bậc tài đức

khơng thể xuất thân. Khuyết điểm đó tơi xin thừa nhận". Hơn ai hết, Hồ Chí Minh - người đứng đầu của một đất nước còn non trẻ khi ấy hiểu rằng: “Kiến quốc cần có nhân tài”. Có thể nói, đây là tư tưởng vô cùng giá trị của Bác để lại cho Đảng ta về chủ trương trọng dụng nhân tài, luôn chú trọng đến công tác phát hiện, tuyển chọn người tài để bồi dưỡng cho đất nước nhằm có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho đến nay, công tác này vẫn mang ý nghĩa thời sự đối với sự nghiệp cách mạng đất nước.

Để phát hiện và tuyển chọn đội ngũ HSG có chất lượng, hằng năm, các trường THCS tổ chức các cuộc thi, hội thi cấp trường theo hướng phát huy trí tuệ, tạo sân chơi tồn diện cho HSnhư: thi HSG các mơn văn hố; thi giải toán qua mạng Internet, giải tốn trên máy tính cầm tay, thi Olympic tiếng Anh trên Internet.

1.5.2.2. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

GV được phân công bồi dưỡng HSG là những GV có trình độ chun mơn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm. Các trường THCS phải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt cho cơng tác bồi dưỡng HSG.

Để có đội tuyển HSG lâu dài thì phải có đội ngũ GV cốt cán làm nịng cốt cho cơng tác bồi dưỡng HSG. Do đó, GV phải ln ln có ý thức tự r n luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho HS noi theo.

1.5.2.3. Việc đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi

Phương pháp và hình thức bồi dưỡng HSG cần đổi mới từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, r n luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...). Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu r n luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng HS. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.

Tiểu kết Chƣơng 1

Nội dung chương 1 đã đã trình bày các kết quả nghiên cứu và hệ thống các vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng HSG các trường THCS. Qua đó, đã xây dựng khung lý thuyết làm sáng tỏ về các khái niệm QL, QLGD, QL nhà trường, HSG, hoạt động BD HSG, mục đích, yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS. Cơ sở lý thuyết về quy trình tổ chức hoạt động BD HSG gồm: Khảo sát đặc điểm, phân loại và tuyển chọn HSG: đặc điểm về học lực, động cơ, thái độ, hồn cảnh gia đình; thiết kế chương trình bồi dưỡng (xác định mục tiêu, nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học; tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng, phân cơng giáo viên, thực hiện hoạt động dạy và hoạt động học; bố trí các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính, chế độ chính sách đối với GV và HS; kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng HSG gồm xác định phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng, thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả bồi dưỡng, thực hiện các điều chỉnh đối với hoạt động bồi dưỡng nếu cần thiết; việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng HSG.

Những cơ sở lý thuyết trên đây làm nền tảng để xây dựng khung lý thuyết về QL hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS, gồm các vấn đề cốt lõi sau: QL khâu khảo sát, phát hiện, lựa chọn HSG, QL khâu thiết kế chương trình bồi dưỡng HSG, QL các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng HSG, QL công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG, QL khâu tổ chức thực hiện bồi dưỡng HSG.

Chính những cơ sở lý luận, khung lý thuyết này đã định hướng cho đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LONG HỒ,

TỈNH VĨNH LONG 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG và thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

- Khảo sát điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, GV, HS ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và các bên liên quan về: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; các điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

- Phỏng vấn CBQL, GV, HS và các bên liên quan về: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS và CMHS về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG; Thực trạng cơng tác xã hội hóa giáo dục trong công tác bồi dưỡng HSG; Thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG; Thực trạng công tác phát hiện, tuyển chọn đội tuyển HSG; Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ GV cốt cán làm nịng cốt cho cơng tác bồi dưỡng HSG; Thực trạng đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng HSG.

- Quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS tại các lớp bồi dưỡng HSG tại các trường THCS để làm rõ: Thực trạng quản lý thiết kế chương trình bồi dưỡng HSG; Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng HSG; Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG; Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG.

- Nghiên cứu các hồ sơ liên quan đến các của khâu hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, để làm rõ: Thực trạng thiết kế

chương trình bồi dưỡng HSG; Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng HSG; Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng HSG; Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG.

Cụ thể, các hồ sơ sau đây được xem xét:

+ Xem xét giáo án, số họp chuyên môn của GV + Xem sổ theo dõi học tập của HS.

+ Xem sổ đầu bài về nhận xét các tiết học của HS.

+ Xem bảng thống kê điểm kiểm tra học kì và trung bình mơn học của HS (trong báo cáo sơ kết và tổng kết).

+ Hồ sơ dạy học của nhà trường

+ Các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác dạy học và bồi dưỡng HSG của các trường THCS.

- Xử lý kết quả khảo sát

+ Điểm trung bình của mỗi mức độ được tính bằng cách cho điểm

Rất thường xuyên: 4; Thường xuyên: 3, Bình thường: 2; Khơng thực hiện: 1 Xác định khoảng 4 1 0,75

4  

Đánh giá mức độ thực hiện của các mục tiêu căn cứ vào giá trị trung bình của mục tiêu đó theo thang điểm

1 – < 1,75: Không thực hiện 1,75 – < 2,5: Bình thường 2,5 – < 3,25: Thường xuyên 3,25 – < 4: Rất thường xuyên

Điểm trung bình của mỗi mục tiêu được tính bằng cách gán điểm Rất tốt: 5; Tốt: 4; Khá: 3; Trung bình: 2; Khơng đạt: 1

Xác định khoảng 5 1 0,8 5

 

Đánh giá kết quả của từng mục tiêu căn cứ vào điểm trung bình của mục tiêu đó theo thang điểm:

1 – < 1,8: Không đạt 1,8 – < 2,6: Trung bình 2,6 – < 3,4: Khá

3,4 – < 4,2: Tốt 4,2 – 5,0: Rất tốt

Về đánh giá mức độ thực hiện của các nội dung, trong đó điểm trung bình của mỗi mức độ được tính bằng cách cho điểm như sau:

Rất nhiều : 4, Nhiều: 3, Ít: 2, Khơng: 1 Xác định khoảng 4 1 0,75

4  

Đánh giá mức độ thực hiện của các nội dung căn cứ vào giá trị trung bình của nội dung đó theo thang điểm

1 – < 1,75: Không 1,75 – < 2,5: Ít 2,5 – < 3,25: Nhiều 3,25 – < 4: Rất nhiều

Xử lý số liệu: Nhập số liệu khảo sát và dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu khảo sát.

2.1.4. Tổ chức khảo sát

2.1.4.1. Đối tượng khảo sát:

Mô tả rõ cách chọn mẫu: Cách chọn mẫu khảo sát đảm bảo thông tin khảo sát thu được khách quan, đa chiều, phản ánh trung thực vấn đề cần nghiên cứu.

Cỡ mẫu: Đủ về số lượng, chất lượng, đảm bảo độ tin cậy, tổng số mẫu khảo sát là 200 mẫu, cụ thể như sau:

- CBQL (HT, PHT, TTCM): 70

- GV: GV bộ môn và GV phụ trách bồi dưỡng HSG: 80 - HSG: 28

- CMHS: 22

Bảng 2.1. Số lượng mẫu khảo sát ở các trường THCS huyện Long Hồ

STT Trƣờng THCS CBQL GV HSG CMHS Tổng số phiếu/trƣờng 1 Thị trấn Long Hồ 5 6 2 2 15 2 Long An 5 6 2 2 15 3 Thanh Đức 5 6 2 2 15 4 Lộc Hòa 5 6 2 2 15 5 Tân Hạnh 5 6 2 2 15 6 Phước Hậu 5 6 2 2 15 7 Thạnh Quới 5 6 2 2 15 8 Hòa Phú 5 6 2 2 15 9 Phú Đức 5 6 2 1 14 10 Long Phước 5 6 2 1 14 11 An Bình 5 5 2 1 14 12 Bình Hịa Phước 5 5 2 1 14 13 Hòa Ninh 5 5 2 1 14 14 Đồng Phú 5 5 2 1 14 Tổng cộng 70 80 28 22 200

2.1.4.2. Thời gian và địa bàn khảo sát

- Thời gian: Từ tháng 9/2021 đến hết tháng 10/2021

2.1.4.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát

- Tháng 9/2021: Khảo sát thử nghiệm các mẫu tài liệu nghiên cứu. - Tháng 10/2021: Khảo sát thực trạng vấn đề tại các trường.

2.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục đào tạo huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

2.2.1. Vị trí địa lý

Huyện Long Hồ nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Vĩnh Long; Bắc giáp huyện Cái B của tỉnh Tiền Giang; Nam giáp huyện Tam Bình cùng tỉnh; Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp; Đông giáp huyện Chợ Lách của tỉnh Bến Tre và huyện Mang Thít cùng tỉnh. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An Bình, Bình Hồ Phước, Hồ Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc Hoà, Hoà Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới. Trong đó, 4 xã An Bình, Bình Hồ Phước, Hồ Ninh, Đồng Phú là các xã cù lao nằm trên sơng Tiền.

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

2.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất nơng, lâm, thuỷ sản hàng năm đạt trung bình 1.939,77 tỷ đồng. Trong đó, nơng nghiệp đạt 1.389,61 tỷ đồng; thuỷ sản đạt 546,64 tỷ đồng. Trong đó, cây lúa: Toàn huyện gieo trồng 03 vụ lúa đạt 15.693,4 ha. Năng suất bình quân ước đạt 5,946 tấn/ha giảm. Sản lượng ước đạt 93.316,3 tấn. Cây màu diện tích gieo trồng ước đạt 408,48 ha; sản lượng các loại màu 31.698,05 tấn/năm

Cây ăn trái: Một số cây chủ lực như: Cây bưởi diện tích hiện có 416,61 ha đạt 3.726,70 tấn/năm. Cây chơm chơm diện tích 1.422,6 ha, sản lượng ước đạt 9.816,17 tấn. Cây nhãn diện tích hiện có 2.891,6 ha.

Chăn ni: Đàn gia súc, gia cầm: Đàn bị ước đạt 5.249 con; đàn heo ước đạt 22.941 con; đàn gia cầm ước đạt 740,29 ngàn con.

Thủy sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 27.967,53 tấn/năm; trong đó thủy sản ni trồng được 27.169,39 tấn. Riêng sản lượng cá tra công nghiệp đạt 7.468,2 tấn/năm

2.2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ

Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi khu tuyến cơng nghiệp đạt trung bình 2.000 tỷ đồng/năm. Tổng số cơ sở trên địa bàn huyện là 1.724 (109 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và 1.614 hộ cá thể).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trung bình 5.000 tỷ đồng/năm. Tổng số cơ sở trên địa bàn huyện là 9.851 (323 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã thương mại dịch vụ và 9.527 hộ cá thể).

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo

Tồn huyện có 55 trường mầm non - mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở bao quanh 15 xã, thị trấn. Tổng số HS 27.031/13.099 nữ, với 840 nhóm, lớp; trẻ khuyết tật

có 218/76 nữ; trẻ học dân tộc có 183/89 nữ.

Ngồi ra, trên địa bàn huyện còn có 01 trường Đại học; 01 trường Cao đẳng nghề; 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên; 03 trường THPT, trong đó 01 trường có cấp THCS.

Bậc học mầm non: Có 20 trường gồm 18 trường cơng lập, 02 trường tư thục. Với 229 nhóm, lớp. Tổng số trẻ: 5.998/2.892 nữ, bình qn 26 trẻ/nhóm, lớp (trong đó cơng lập có 5.252 trẻ, tư thục 746 trẻ). Trẻ khuyết tật 01/0 nữ, trẻ dân tộc 20/7 nữ.

Bảng 2.2. Số lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

TT MN TH THCS Tổng Thiếu/ so với nhu cầu năm học 2021-2022

CBQL 45 44 28 117 10

GV 385 553 423 1.361 56

NV 28 68 61 155 6

Tổng 458 665 512 1.635 72

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2021 của Phòng GD&ĐT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)