Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở

1.4.1. Quản lý khâu khảo sát đặc điểm, phân loại và tuyển chọn học sinh giỏi

QL khâu khảo sát, phát hiện, lựa chọn HSG các trường ban hành kế hoạch khảo sát, phát hiện, lựa chọn HSG. Sau khi có kế hoạch, Ban Giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn tập trung chỉ đạo giáo viên nắm vững hồn cảnh gia đình học sinh, tổ chức kiểm tra và lập danh sách HSG từ đầu năm học và trong suốt năm học, chỉ đạo các các tổ chuyên môn quan tâm, chú ý đến HS để lập danh sách lựa chọn, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng ngân hàng đề thi, bài tập để phát hiện HSG, chỉ đạo GV rà soát kết quả học tập, r n luyện của học sinh thông qua học bạ năm học trước.

Trong công tác bồi dưỡng HSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn HS thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lịng đam mê, tính sáng tạo vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. Công tác quản lý khâu khảo sát đặc điểm, phân loại và tuyển chọn HSG các trường THCS phải được thực hiện thường xuyên, có kế hoạch cụ thể để nhà trường xác định được đặc điểm HSG hàng năm, trên cơ sở đó sẽ có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực của HS.

1.4.2. Quản lý khâu thiết kế chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi

QL khâu thiết kế chương trình bồi dưỡng HSG các trường chỉ đạo tổ chun mơn thảo luận xây dựng chương trình bồi dưỡng, chỉ đạo tổ chuyên môn phân công GV biên soạn chương trình bồi dưỡng, tổ chức đánh giá chương trình bồi dưỡng HSG hằng năm, chỉ đạo tổ chun mơn xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG hằng tháng. Các trường phải triển khai, phổ biến cho GV về các văn bản hướng dẫn xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG. Ban Giám hiệu các trường tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về thiết kế chương trình và tổ chức bồi dưỡng HSG, tổ chức tập huấn cho GV về cách thức xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG.

Quản lý khâu thiết kế chương trình bồi dưỡng HSG THCS cần chú ý hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các nguồn tài liệu tham khảo khác song chương trình bồi

dưỡng HSG thì chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khố. Vì vậy việc xây dưỡng chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta khơng có sự tham khảo, tìm tịi và chọn lọc tốt. Xây dựng chương trình bồi dưỡng theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề được xây dựng theo trình tự sau:

Mục tiêu của chủ đề:

Kiến thức, kĩ năng cần bồi dưỡng: bao gồm kiến thức cơ bản, kiến thức mở rộng và nâng cao, kĩ năng thực hành.

Phương pháp giải cho từng dạng bài: có chú ý đến những phương pháp giải khác nhau: Bài tập mẫu, bài tập luyện tập, bài tập cơ bản, bài tập nâng cao, đề kiểm tra hết chủ đề bồi dưỡng, rút kinh nghiệm giảng dạy

Tóm lại nội dung, chương trình bồi dưỡng phải rõ ràng, cụ thể về từng mảng kiến thức, chi tiết cho từng khối, lớp và nội dung nhất thiết phải được sắp xếp từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.

1.4.3. Quản lý khâu tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi

QL khâu tổ chức thực hiện bồi dưỡng HSG các trường quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể về bồi dưỡng HSG, tổ chức đánh giá và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng HSG theo từng học kỳ, tháng. Thực hiện quản lý công tác theo dõi việc học của HSG. Ban Giám hiệu các trường quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn lựa chọn GV tham gia dạy bồi dưỡng HSG, phân cơng và giám sát q trình giảng dạy của giáo viên dạy bồi dưỡng HSG, tổ chức qn triệt đến tồn thể GV về cơng tác bồi dưỡng HSG.

Quản lý GV về cơng tác biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng chuyên đề, bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần. Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thơng , kết nối kiến thức của các chuyên đề với nhau .

Quản lý công tác tổ chức ôn luyện theo bộ đề thi. Ôn luyện theo đề thi cần đa dạng nhằm giúp HS tiếp xúc làm quen với các dạng đề, ln tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho HS. GV hướng dẫn HS các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự r n luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để HS có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.

1.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi sinh giỏi

QL công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường cần thực hiện những công việc sau: Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra định kỳ về hoạt động BD HSG theo kế hoạch chung đã xác định từ trước. Kiểm tra công tác phối hợp giữa GV và các lực lượng bên ngoài nhà trường trong hoạt động BD HSG. Nhà trường chỉ đạo công tác dự giờ, kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của GV tham gia dạy BD HSG. Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chương trình và kế hoạch BD HSG của giáo viên. Chỉ

đạo hiệu phó chun mơn và các tổ bộ mơn kiểm tra đánh giá tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng HSG chính là hướng đến đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học của HS. GV dạy như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều quan trọng nhất trong quá trình dạy học là làm cho HS u thích mơn học, “thổi lửa” khơi dậy, ni dưỡng lịng đam mê học tập, khát khao khám phá của HS. Mỗi bài dạy, GV ln tìm nội dung mới mẻ, làm cho HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp, tầm quan trọng của môn học, khơi dậy trong HS niềm đam mê khám phá. Hạn chế việc GV làm thay HS những điều mà các em có thể làm được.

Hiệu trưởng các trường THCS cần chú ý nhiều hơn đến việc quản lý đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng HSG cần phải dạy HS phương pháp học và dần coi đây là mục tiêu chính của q trình dạy học, bồi dưỡng HSG.

1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng HSG như hệ thống CSVC- KT, phương tiện dạy học được trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu. CSVC- KT, phương tiện dạy học được bố trí hợp lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Các trường cần huy động và sử dụng nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động bồi dưỡng HSG. Hệ thống thư viện các trường phải được trang bị đầy đủ sách, báo và tư liệu học tập. Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưởng CSVC-KT và phương tiện phục vụ BD HSG.

Quản lý tốt các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG là điều kiện quan trọng để hỗ trợ, thúc đẩy kết quả bồi dưỡng HSG đạt thành tích cao. Cụ thể Hiệu trưởng các trường THCS chú ý việc phối hợp với các tổ chức như Hội khuyến học ở địa phương; hội cha mẹ HS thực hiện các chính sách khen thưởng cho GV, HS để khuyến khích, tạo động lực trong cơng tác bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả cao.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)