Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL, GV, HS ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và các bên liên quan về: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; các điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

- Phỏng vấn CBQL, GV, HS và các bên liên quan về: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS và CMHS về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG; Thực trạng cơng tác xã hội hóa giáo dục trong công tác bồi dưỡng HSG; Thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động bồi dưỡng HSG; Thực trạng công tác phát hiện, tuyển chọn đội tuyển HSG; Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ GV cốt cán làm nịng cốt cho cơng tác bồi dưỡng HSG; Thực trạng đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng HSG.

- Quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS tại các lớp bồi dưỡng HSG tại các trường THCS để làm rõ: Thực trạng quản lý thiết kế chương trình bồi dưỡng HSG; Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng HSG; Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG; Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG.

- Nghiên cứu các hồ sơ liên quan đến các của khâu hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, để làm rõ: Thực trạng thiết kế

chương trình bồi dưỡng HSG; Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng HSG; Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng HSG; Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG.

Cụ thể, các hồ sơ sau đây được xem xét:

+ Xem xét giáo án, số họp chuyên môn của GV + Xem sổ theo dõi học tập của HS.

+ Xem sổ đầu bài về nhận xét các tiết học của HS.

+ Xem bảng thống kê điểm kiểm tra học kì và trung bình mơn học của HS (trong báo cáo sơ kết và tổng kết).

+ Hồ sơ dạy học của nhà trường

+ Các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác dạy học và bồi dưỡng HSG của các trường THCS.

- Xử lý kết quả khảo sát

+ Điểm trung bình của mỗi mức độ được tính bằng cách cho điểm

Rất thường xuyên: 4; Thường xuyên: 3, Bình thường: 2; Khơng thực hiện: 1 Xác định khoảng 4 1 0,75

4  

Đánh giá mức độ thực hiện của các mục tiêu căn cứ vào giá trị trung bình của mục tiêu đó theo thang điểm

1 – < 1,75: Không thực hiện 1,75 – < 2,5: Bình thường 2,5 – < 3,25: Thường xuyên 3,25 – < 4: Rất thường xuyên

Điểm trung bình của mỗi mục tiêu được tính bằng cách gán điểm Rất tốt: 5; Tốt: 4; Khá: 3; Trung bình: 2; Khơng đạt: 1

Xác định khoảng 5 1 0,8 5

 

Đánh giá kết quả của từng mục tiêu căn cứ vào điểm trung bình của mục tiêu đó theo thang điểm:

1 – < 1,8: Không đạt 1,8 – < 2,6: Trung bình 2,6 – < 3,4: Khá

3,4 – < 4,2: Tốt 4,2 – 5,0: Rất tốt

Về đánh giá mức độ thực hiện của các nội dung, trong đó điểm trung bình của mỗi mức độ được tính bằng cách cho điểm như sau:

Rất nhiều : 4, Nhiều: 3, Ít: 2, Khơng: 1 Xác định khoảng 4 1 0,75

4  

Đánh giá mức độ thực hiện của các nội dung căn cứ vào giá trị trung bình của nội dung đó theo thang điểm

1 – < 1,75: Không 1,75 – < 2,5: Ít 2,5 – < 3,25: Nhiều 3,25 – < 4: Rất nhiều

Xử lý số liệu: Nhập số liệu khảo sát và dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu khảo sát.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trƣờng trung học cơ sở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)