Xây dựng kếhoạch tổchức hoạtđộng trảinghiệm của họcsin hở các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THPT huyện đồng xuân tỉnh phú yên (Trang 73)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quảnlý hoạtđộng trảinghiệm của họcsin hở các trƣờng trung học

3.2.2. Xây dựng kếhoạch tổchức hoạtđộng trảinghiệm của họcsin hở các

trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

3.2.2.1 . Mục tiêu của biện pháp:

Kế hoạch HĐTN giúp cho Hiệu trƣởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.

Xây dựng kế hoạch HĐTN cho HS đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng, có tính khả thi nhằm định hƣớng tốt cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả, tạo tính chủ động trong phân phối sử dụng nguồn lực, phối hợp triển khai và đánh giá việc thực hiện các HĐTNcho HS. Đảm bảo tính ổn định tƣơng đối, tính hệ thống và tính định hƣớng của các hoạt động, tạo môi trƣờng trải nghiệm cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Khi xây dựng kế hoạch, nội dung phải mang tính tầm nhìn, gắn với mục tiêu giáo dục của ngành phát động, mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, bám sát chủ đề năm

học và chủ điểm tháng, đặc điểm tình hình trƣờng, thời điểm thực hiện nội dung kế hoạch phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp và tránh dồn dập hoặc rời rạc, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trên lớp. Chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đối tƣợng học sinh, hình thức hoạt động càng phong phú, mang tính trải nghiệm, sáng tạo thì càng thu hút và kích thích tính hiếu kỳ của học sinh, hoạt động ngồi giờ càng mang tính thuyết phục, hiệu quả.

Khi xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS Hiệu trƣởng cần xác định rõ các vấn đề sau:

- Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt đƣợc của kế hoạch hoạt động, tức là cần đƣa ra mục tiêu, yêu cầu cần đạt đƣợc để trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch luôn hƣớng tới mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra.

- Xây dựng nội dung, chƣơng trình hành động, các bƣớc tiến hành cụ thể, các biện pháp chính để tổ chức thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng q trình thực hiện cơng việc.

- Xác định rõ nội dung HĐTN phù hợp với điều kiện nhà trƣờng: Nội dung củng cố, mở rộng, vận dụng, phát triển kiến thức kỹ năng đã học; nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục mơi trƣờng, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phẩm chất ngƣời lao động...

- Xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động, quy mô của hoạt động, cách thức tiến hành, các lực lƣợng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lƣợng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt đƣợc và các tiêu chí đánh giá.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Phân công rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho Đoàn, GVBM, GVCN. Phân công trách nhiệm cho CB, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTN.Hiệu trƣởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN của đoàn thể, của GV trong trƣờng.

Để kế hoạch HĐTN mang tính khả thi và có những điều kiện tốt để thực hiện có hiệu quả cần các biện pháp sau:

- Tổ chức nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo cấp trên về HĐTN, bám sát khung chƣơng trình giáo dục của Bộ GD&ĐT để xác định các nội dung HĐTN và phân phối nguồn lực cho từng hoạt động.

- Huy động nhiều lực lƣợng tham gia vào xây dựng kế hoạch, bản kế hoạch cần đƣợc đƣa ra bàn bạc thống nhất trong Ban chỉ đạo rồi triển khai trong Hội đồng sƣ phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện pháp thực hiện, từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị nội dung: Làm gì? Đối tƣợng? Thời gian thực hiện? Phân cơng các bộ phận tổ chức thực hiện? Biện pháp, cách thức thực hiện? Kinh phí bao nhiêu?

dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện trong trƣờng, trong lớp…sau khi đƣợc hiệu trƣởng phê duyệt.

- Tiến hành xây dựng kế hoạch HĐTN theo đúng qui trình cơ bản nhƣ sau: + Phân tích rõ bối cảnh nhà trƣờng trong năm học, sử dụng cơng cụ phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc tổ chức thực hiện các HĐTN cho HS; phát triển các yếu tố cơ sở: Các yếu tố cơ sở cho việc lập kế hoạch là các dự báo, các chính sách cơ bản, các kế hoạch hiện thực của cơ sở giáo dục. Phát triển các yếu tố cơ sở là xây dựng các điều kiện cần thiết phục vụ việc lập kế hoạch HĐTN ở mỗi cấp, mỗi bộ phận đảm bảo tính kế thừa và phát triển giữa cấp trên và cấp liền kề, cân nhắc và đi đến thống nhất hệ thống các yếu tố cơ sở phục vụ quá trình thực thi kế hoạch giáo dục.

+ Xây dựng các mục tiêu: Xác định các mục tiêu đảm bảo nguyên tắc SMART (cụ thể rõ ràng, đo lƣờng đƣợc, có tính thực tiễn, có thể thực hiện đƣợc và hạn định về thời gian); chú trọng và ƣu tiên các nội dung, chƣơng trình HĐTN cho HS gắn với đặc trƣng vùng miền, nhu cầu số đông.

+ Xác định các phƣơng án để lựa chọn: Tìm ra tất cả các phƣơng án có triển vọng nhất, phù hợp năng lực thực hiện HĐTN của từng bộ phận, cá nhân, của mỗi trƣờng để lựa chọn đƣa vào thực hiện. Ví dụ đối với các trƣờng nằm trên tuyến quốc lộ tổ chức nhiều các chun đề ngoại khóa về an tồn giao thơng cho học sinh tham gia…

+ Đánh giá các phƣơng án: Định lƣợng các phƣơng án trên cơ sở quy chiếu với các yếu tố cơ sở và các mục tiêu, phân tích điểm yếu và điểm mạnh của từng phƣơng án để thấy rõ giá trị tác động của nó đến hiệu quả HĐTN mà kế hoạch đang hƣớng đến.

+ Lựa chọn phƣơng án hợp lý: Ra quyết định lựa chọn các phƣơng án khả thi và hiệu quả; Đảm bảo các kế hoạch dự phòng: Dự trù hƣớng giải quyết khi gặp phải các tình huống xảy ra trong q trình tổ chức các HĐTN có tác động đến việc thành bại của kế hoạch.

+ Lƣợng hóa các kế hoạch: Các yếu tố cơ sở và mục tiêu (nội dung, chƣơng trình, tài lực, vật lực, thời lƣợng, ...) của kế hoạch đƣợc định lƣợng cụ thể và rõ ràng, đảm bảo phù hợp với năng lực thực tế của nhà trƣờng và từng bộ phận tổ chức thực hiện kế hoạch.

+ Thẩm định kế hoạch: Các kế hoạch đƣợc thông qua trong hội nghị công chức, viên chức đầu năm học để hội nghị thảo luận trình tìm ra giải pháp tối ƣu nhất rồi điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu.

+ Ban hành quyết định về kế hoạch: Lãnh đạo trƣờng ban hành quyết định về kế hoạch HĐTN của toàn trƣờng sau khi đã điều chỉnh; Phổ biến quán triệt kế hoạch đến các bên liên quan.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Các nhà trƣờng phải có đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp về tổ chức HĐTN cho HS. Trên cơ sở đó địi hỏi hệu trƣởng và giáo viên phải có kỹ năng lập kế

hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh.

- Hiệu trƣởng phải có năng lực tập hợp và huy động các lực lƣợng tham gia xây

dựng kế hoạch tổ chức hoạt động. Phát huy tính đa năng lực của các thành viên trong nhà trƣờng. Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng bên ngồi nhà trƣờng.

- Phải có sự chỉ đạo nhất quán từ hiệu trƣởng nhà trƣờng đến các tổ chức và cá

nhân trong nhà trƣờng; phải giao việc và phân trách nhiệm rõ ràng; phải phối hợp tốt giữa các lực lƣợng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN; trong quá trình thực hiện phải có những thay đổi cần thiết sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.

- Khi xây dựng chƣơng trình cần dự trù kinh phí cũng nhƣ những điều kiện khác khi tổ chức hoạt động, dự kiến thời gian tổ chức cho phù hợp.

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học phổ thông đạt hiệu quả

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng tổ chức cho CB, GV nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng các HĐTN cho HS. Đó cũng chính là góp phần nâng cao uy tín cho CB, GV thể hiện ở việc hoàn thành tốt nhiệm vụ với mục tiêu cuối cùng là giáo dục toàn diện cho học sinh.

Các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng đều do ngƣời GV trực tiếp thực hiện. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV của các trƣờng là rất quan trọng. Muốn hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội... cho HS thì chính ngƣời GV phải có kỹ năng tổ chức HĐTN bằng những phƣơng pháp, hình thức hiệu quả nhất.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Trƣớc tiên, hiệu trƣởng tiến hành đánh giá, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Phải tạo ra đƣợc bầu khơng khí lành mạnh để GV tự giác thực hiện. Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm chun mơn.Mọi GV phải nghiên cứu kỹ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, q trình thực hiện có lơgic chặt chẽ. Qua thực tế hoạt động, GV sẽ nhận thấy những mặt mạnh yếu của mình để cùng nhau trao đổi nâng cao tay nghề. Sau đó, hình thành và rèn kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV, đó là kỹ năng đƣa ra nhiều phƣơng án tổ chức hoạt động và lựa chọn phƣơng án tốt nhất, kỹ năng xác định chủ đề, tên hoạt động, kỹ năng thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh, kỹ năng xây dựng kịch bản hoạt động, kỹ năng thiết kế các dự án trải nghiệm của học sinh, kỹ năng điều phối hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động, kỹ năng vận dụng các nguyên tắc, các yếu tố tổ chức HĐTN tạo sự hứng thú cho HS...

- Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ GV, sự tích cực tham gia hoạt động của HS. Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐTN cho cán bộ GV nhà trƣờng. Bồi

dƣỡng GV cách thiết kế các HĐTN trong quá trình dạy học. Bồi dƣỡng GV cách khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạtđộng thực tiễn.

- Cử CBQL, GV học tập qua các lớp tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục nói chung, quản lý HĐTN nói riêng do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Căn cứ vào việc lĩnh hội này mà CBQL, GV mới có thể đề ra biện pháp quản lý và hƣớng dẫn các bộ phận thực hiện HĐTN một cách tốt nhất.

- Khảo sát đội ngũ GV về nhận thức, năng lực tổ chức, tinh thần trách nhiệm, những điểm mạnh, điểm yếu dựa trên đánh giá GV của những năm học trƣớc. Phân công công việc với những nội dung và trách nhiệm cho các bộ phận và cá nhân một cách rõ ràng, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Cần chú ý đến năng lực chuyên môn của GV trong hoạt động đƣợc phụ trách; tránh xu hƣớng phân công theo định mức cho đủ theo quy định, nên trú trọng đến uy tín, phẩm chất năng lực của GV. Thống nhất kế hoạch hoạt động năm, học kỳ, tháng hay chủ đề sự kiện trong hội đồng sƣ phạm tránh chồng chéo.

- Để tổ chức HĐTN đạt hiệu quả, nhà trƣờng cần có đội ngũ CB, GV có năng lực vững vàng, có uy tín với đồng nghiệp, với học sinh và nhân dân địa phƣơng, đặc biệt là phải có khả năng huy động các lực lƣợng tham gia hoạt động. Để có nguồn nhân lực này thì nhà trƣờng phải chủ động trong đào tạo, bồi dƣỡng. Tổ chức khóa tập huấn cho CB, GV trong trƣờng về kỹ năng, nghiệp vụ cách thức thiết kế tổ chức hoạt động. Hiệu trƣởng cần tâp trung chỉ đạo, xây dựng, thiết kế, tổ chức hoạt động mẫu sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng ra toàn trƣờng.

- Tổ chức tập huấn: Thực tế, mỗi GVtrong nhà trƣờng đƣợc đào tạo ở các trƣờng sƣ phạm theo một chuyên môn nhất định, nặng về tri thức khoa học, khả năng và kinh nghiệm giáo dục cịn hạn chế, vì vậy cần bồi dƣỡng cho họ năng lực tổ chức các HĐTN. Trong khi đó ở các trƣờng THPT hiện nay hình thức hoạt động cịn đơn điệu, chƣa hiệu quả, nên khơng có mơi trƣờng để GV học cách thức tổ chức. Do đó phải bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho cán bộ cốt cán tổ chức HĐTN để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ đƣợc phát triển, từ đó u thích cơng việc của mình, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới.

CB, GV cần phải biết và thực hiện đƣợc quy trình tổ chức hoạt động cơ bản theo những bƣớc sau:

Bước 1 (Đặt tên cho hoạt động theo chủ đề):

Tên hoạt động đã đƣợc gợi ý trong bản kế hoac h hoạt động giáo dục, nhƣng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động. Cần có sự tìm tịi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn tạo đƣợc sự hứng khởi và tích cực của học sinh.

Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngồi hoạt động đã đƣợc gợi ý trong kế hoac h của nhà trƣờng, nhƣng phải bám sát chủ đề của hoạt động và

phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu.

Bước 2 (Xác định mục tiêu, nơi dung và hình thức hoạt động):

Tùy theo chủ đề của hoạt động giáo dục trải nghiệm ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hồn cảnh quy mơ tổ chức mà mục tiêu sẽ đƣợc cụ thể hóa. Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau: Hoạt động này có thể hình thành những kiến thức ở mức độ nào? Những kỹ năng ở mức độ nào? và những thái độ, giá trị nào ở học sinh sau hoạt động?

Cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trƣờng và khả năng của học sinh để xácđịnh các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt độngtƣơng ứng.

Bước 3 (Chuẩn bị hoạt động):

Giáo viên, học sinh cần phải hiểu biết đƣợc nội dung và hình thức hoạt động đã đƣợc xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. Xây dựng kế hoạch: chuẩn bị nội dung công việc và phân công cụ thể lực lƣợng tham gia chuẩn bị những phƣơng tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Các phƣơng tiện và điều kiện cụ thể cho hoạt động: tài liệu, phƣơng tiện CSVC, tài chính chi phí. Cần khai thác những phƣơng tiện, điều kiện sẵn có của nhà trƣờng, Tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các lực lƣợng giáo dục khác trong và ngồi trƣờng (nếucần).

Về phía học sinh, khi đƣợc giao nhiệm vụ, cần bàn bạc một cách dân chủ và chủ động phân công những cơng việc cụ thể cho từng cá nhân hoặc nhóm. Trong q trình đó, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ và giải quyết kip thời những vƣớng mắc, tránh phó mặc hoặc qua loa đạikhái.

Q trình chuẩn bị cho HĐTN nên đƣợc mở rộng, phát huy tinh thần dân chủ, khuyến khích học sinh cùng tham gia bàn bạc, trao đổi, tìm ra những hình thức sinh động. Ngƣời GVCN có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện HĐTN.Họ vừa là ngƣời định hƣớng, vừa là “cố vấn” giúp HS tổ chức các hoạt động có hiệuquả.

Bước 4 (Tiến hành và kết thúc hoạt động):

Học sinh hoàn toàn làm chủ trong bƣớc tiến hành và kết thúc hoạt động. Do đó cần sắp xếp một quy trình tiến hành hoạt động sao cho hợp lí, phù hợp với khả năng của các em. Ở bƣớc này cần lƣu ý một nguyên tắc là: phát huy khả năng tự quản, tính sáng tạo của HS. Giáo viên chỉ giữ vai trò cố vấn, chỉ xuất hiện khi thật cần thiết để giúp các em xử lí các tình huống giáo dục nảy sinh trong hoạt động, giúp các em điều chỉnh hoạt động cho phùhợp.

Kết thúc hoạt động, cần nhận xét về kết quả hoạt động, ý thức, thái độ tham gia của các tổ, nhóm hoặc cá nhân; biểu dƣơng, khen ngợi hoặc nhắc nhở, rút kinh nghiệm những mặt còn yếu ... Tuỳ theo hoạt động cụ thể mà học sinh có thể tự nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động hoặc giáo viên có thể tham gia để nhắc nhở, động viên học sinh

làm tốthơn.

Bước 5 (Đánh giá kết quả hoạt động):

Đánh giá là dịp để học sinh tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THPT huyện đồng xuân tỉnh phú yên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)