Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THPT huyện đồng xuân tỉnh phú yên (Trang 42 - 45)

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tỉnh Phú Yên

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Đồng Xuân đƣợc thành lập từ năm 1611, cùng với huyện Tuy Hòa là 2 huyện đầu tiên của phủ Phú Yên. Cho đến năm 1954, huyện Đồng Xuân còn bao gồm cả địa bàn thị xã Sông Cầu ngày nay.

Năm 1957, chính quyền Sài Gịn thành lập quận Sơng Cầu tách ra từ quận Đồng Xuân.

Sau năm 1975, quận Đồng Xuân sáp nhập với quận Sông Cầu thành huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Khánh. Huyện Đồng Xuân gồm 9 xã: Xuân Cảnh, Xuân Lãnh, Xuân Lộc, Xuân Long, Xuân Phƣớc, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Thịnh, Xuân Thọ và thị trấn Sông Cầu.

Khi mới tách ra, huyện Đồng Xuân có 10 xã: Phú Mỡ, Xuân Cảnh, Xuân Lãnh, Xuân Lộc, Xuân Long, Xuân Phƣớc, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Thịnh, Xuân Thọ và thị trấn Sông Cầu.

Từ đó, huyện Đồng Xuân có 19 xã: Đa Lộc, Phú Mỡ, Xn Bình, Xn Cảnh, Xn Hải, Xn Hịa, Xn Lãnh, Xuân Lộc, Xuân Long, Xuân Phƣớc, Xuân Phƣơng, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, Xuân Thịnh, Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2 và thị trấn Sông Cầu.

Ngày 27-6-1985, Hội đồng bộ trƣởng đã có quyết định chia Đồng Xuân thành 2 đơn vị hành chính là huyện Đồng Xuân và huyện Sông Cầu nhƣ ngày nay. Huyện Đồng Xuân khi đó gồm có 10 xã: Đa Lộc, Phú Mỡ, Xuân Lãnh, Xuân Long, Xuân Phƣớc, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam. Nhƣ vậy, huyện Đồng Xuân có 1 thị trấn và 10 xã, giữ ổn định cho đến nay.Đồng Xuân là một trong những địa phƣơng của Phú Yên có phong trào đấu tranh chống ngoại xâm vẻ vang nhất. Hiện nay trên địa bàn Đồng Xuân vẫn còn lƣu giữ nhiều dấu tích của phong trào Cần Vƣơng, nhƣ căn cứ chống Pháp của ông Nguyễn Hào Sự ở núi Thạch Long Cƣơng (hịn Ơng) xã Phú Mỡ, hang Võ Trứ ở xã Xuân Lãnh. Dấu tích về việc thành lập tổ chức Đảng cộng sản ở Phú Yên là ngôi nhà của đồng chí Phan Lƣu Thanh, nơi đã tổ chức hội nghị toàn thể đảng viên, tuyên bố thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Phú Yên ngày 5 tháng 10 năm 1930. Tại hội nghị này đồng chí Phan Lƣu Thanh đƣợc cử làm Bí thƣ chi bộ.

Hình 2.1. Bản đồ huyện Đồng Xuân

(Nguồn. Trang thông tin điện tử Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Yên)

Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên, có diện tích tự nhiên là 1.065,08km2, dân số: 63.300 ngƣời (2016). Mật độ dân số: 61 ngƣời/km2

Trung tâm huyện lỵ là thị trấn La Hai cách thành phố Tuy Hòa khoảng 45km. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Tây Nam giáp huyện Sơn Hịa, phía Đơng Bắc giáp huyện Sơng Cầu, phía Đơng Nam giáp huyện Tuy An.

Huyện Đồng Xn có 11 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 10 xã: Thị trấn La Hai, Xã Xuân Quang 1, Xã Xuân Quang 2, Xã Xuân Quang 3, Xã Xuân Phƣớc, Xã Xuân Long, Xã Xuân Lãnh, Xã Xuân Sơn Nam, Xã Xuân Sơn Bắc, Xã Đa Lộc và Xã Phú Mỡ (UBND huyện Đồng Xuân, 2020).

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Lĩnh vực nông – lâm nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 13.346/13.387 ha, đạt 99,7% KH năm và bằng 97% cùng kỳ. Tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp, thực hiện có hiệu quả các mơ hình khuyến nông - lâm. Lúa Đông Xuân thu hoạch xong 1.663,6/1.600 ha, năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha, tăng 3,8 tạ/ha so cùng kỳ. Do thời tiết nắng nóng kéo dài đã ảnh hƣởng đến 1.380 ha lúa Hè Thu. Mặc dù các ngành chuyên mơn đã tập trung nhiều biện pháp tìm kiếm nguồn nƣớc để bơm tƣới nhƣng vẫn còn 14,5ha lúa bị mất trắng. Lúa Hè Thu thu hoạch xong 1.483,4/1.380ha, đạt 107,5% KH, năng suất đạt 49,2 tạ/ha, giảm 0,1tạ/ha so cùng kỳ; cây sắnthu hoạch 4.100/4.100 ha, năng suất đạt 230 tạ/ha; cây mía thu hoạch 2.967/2.967 ha, đạt 100% diện tích, năng suất đạt 560 tạ/ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt: 26.735 tấn, đạt 105,08% KH năm, bằng 93%

cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tăng trƣởng ổn định, tốc độ tăng bình quân 21,95%/năm. Hồn thành việc nâng cơng suất Nhà máy đƣờng 1.000 tấn/ngày, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn 200 tấn sản phẩm/ngày. Đƣa vào hoạt động Nhà máy chế biến sâu Flourit Xuân Lãnh, nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 và Khu liên hợp chế biến lâm sản tại thôn Soi Nga, xã Xuân Lãnh.

Thƣơng mại, dịch vụ: Tốc độ tăng trƣởng khá và ổn định, đạt 21,42%/năm. Hệ thống chợ tiếp tục đầu tƣ nâng cấp, từng bƣớc xây dựng chợ đạt chuẩn nông thôn mới và chợ văn minh; Dịch vụ viễn thơng phát triển mạnh, 100% xã đƣợc phủ sóng điện thoại di động, 100% bƣu điện văn hóa xã có dịch vụ Internet.

2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Giáo dục và đào tạo: Chất lƣợng giáo dục ở các cấp học có nhiều tiến bộ. Cơng tác đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cấp đƣợc quan tâm, đến nay 99,8% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm đạt trên 95%; trong những năm qua, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học (nguyện vọng 1) đạt cao đạt trên 42% tổng số học sinh dự thi.

Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ chăm sóc trẻ em: Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố và phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Đƣa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa huyện (giai đoạn 2) với qui mô 90 giƣờng và 04 trạm y tế xã đƣợc xây dựng mới. Các trạm y tế xã, thị trấn đƣợc quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh. Có 09/11 xã, thị trấn đƣợc cơng nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và đầu tƣ cơ sở vật chất y tế đƣợc quan tâm; tỷ lệ bác sĩ đạt 4 bác sĩ/vạn dân; Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều cố gắng. Mạng lƣới cộng tác viên cơ sở đƣợc duy trì và củng cố. Công tác truyền thông dân số rộng khắp trên tất cả các xã, thị trấn, đặc biệt là vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoạt động văn hóa, thơng tin tun truyền: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và triển khai rộng khắp; đến năm 2015 ƣớc có 86,3% số gia đình, 96,2% thơn, khu phố và 98,8% cơ quan, trƣờng học đƣợc cơng nhận danh hiệu văn hóa.

Văn hóa truyền thống, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc sƣu tầm, bảo tồn và phát huy; thành lập đội nghệ nhân cồng chiêng, trống đôi và múa xoang thơn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh để quảng bá du lịch văn hóa cộng đồng. Tơn tạo khu di tích Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên.

Thành lập Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện và duy trì tốt hệ thống đài truyền thanh xã. Chất lƣợng truyền thanh, truyền hình ngày đƣợc nâng lên; kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.

triển khai Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Đồng Xuân, giai đoạn 2013 - 2017 theo Quyết định số: 293/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về cơ chế, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ. Cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ gắn với triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, ƣớc năm 2015 giảm còn 30% (chỉ tiêu xuống dƣới 15%). Chƣơng trình xóa nhà ở tạm đƣợc thực hiện tốt, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.240 căn nhà và triển khai hỗ trợ xây dựng 176 nhà tránh lũ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THPT huyện đồng xuân tỉnh phú yên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)