Các yếu tố ảnhhƣởng đến quảnlý hoạtđộng trảinghiệm của họcsinh trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THPT huyện đồng xuân tỉnh phú yên (Trang 37 - 42)

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnhhƣởng đến quảnlý hoạtđộng trảinghiệm của họcsinh trƣờng

trƣờng trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng gíao dục khác: Để quản lý tốt HĐTN thì trƣớc hết BGH phải nhận thức đƣợc đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trị, tác dụng của HĐTN trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Trên cơ sở đó BGH mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB, GV, CMHS và các lực lƣợng giáo dục khác. Đồng thời BGH cũng là ngƣời tập hợp, thuyết phục mọi lực lƣợng giáo dục trong và ngồi nhà trƣờng tích cực triển khai thực hiện nội dung chƣơng trình HĐTN.

Cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của các hoạt động giáo dục trải nghiệm ắt sẽ tổ chức đƣợc nhiều hoạt động để học sinh tham gia, mỗi hoạt động đều có nội dung giáo dục riêng và góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lƣợng dạy – học trong nhà trƣờng. Khi CMHS có nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các hoạt động của lớp, của trƣờng.

Tuy nhiên, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh chƣa nhìn một cách đúng đắn vai trị của hoạt động trải nghiệm thì trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và quản lý các hoạt động sẽ có nhiều hạn chế, hình thức hoạt động đơn điệu, cơng tác phối kết hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngồi nhà trƣờng khơng đồng bộ, cơng tác kiểm tra thi đua, khen thƣởng không kịp thời cũng sẽ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục.

- Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng

Trong tổ chức HĐTN cho học sinh, ngƣời hiệu trƣởng giữ vai trò quyết định. Hoạt động này có đƣợc duy trì đều đặn, có đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo từ phía ngƣời hiệu trƣởng kiểm tra đánh giá, nhắc nhở thƣờng xuyên thì HĐTN sẽ đi vào nề nếp và ngƣợc lại. Nói chung năng lực quản lý của ngƣời hiệu trƣởng là yếu tố quyết định rất lớn tới kết quả của quá trình quản lý các HĐTN cho HS.

Muốn vậy nó địi hỏi trƣớc hết ở ngƣời Hiệu trƣởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác tổ chức HĐTN của HS trong nhà trƣờng. Có nhận thức đƣợc vấn đề này, ngƣời hiệu trƣởng mới thấy đƣợc tính cấp thiết của việc tổ chức các HĐTN của học sinh.

Đối với tổ chức các HĐTN, ngƣời hiệu trƣởng giữ vai trò nòng cốt, hiệu trƣởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN, chỉ đạo triển khai bố trí nhân lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cũng nhƣ lựa chọn các hình thức HĐTN cho phù hợp. Xác định đƣợc mối gắn kết của các hoạt động đó với việc phát triển năng lực phẩm chất cho ngƣời học.

Nếu ngƣời hiệu trƣởng hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức tổ chức, nắm rõ quy trình quản lý HĐTN, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên thì việc tổ chức các HĐTN sẽ diễn ra một cách khoa học, phù hợp, hiệu quả. Nếu hiệu trƣởng khơng nhận thức đúng, khơng có kế hoạch cụ thể hợp lý phù hợp thì trong quá trình quản lý sẽ giảm đi hiệu quả của hoạt động đó. HS sẽ là ngƣời bị ảnh hƣởng lớn, ảnh hƣởng đó có thể sẽ liên quan đến việc hình thành nhân cách của học sinh.

- Năng lực của giáo viên tổ chức HĐTN cho học sinh

Để tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách HĐTN cho HS là rất quan trọng. Đội ngũ GV là ngƣời trực tiếp tổ chức các HĐTN cho nên năng lực, phẩm chất của đội ngũ sẽ quyết định đến chất lƣợng của việc tổ chức các HĐTN.

Nếu đội ngũ GV đƣợc tập huấn đầy đủ để có nhận thức và hiểu đúng ý nghĩa của HĐTN thì mới có thể chủ động trong việc tìm tịi đầu tƣ công sức tổ chức các HĐTN cho HS. Từ đó mới biết xây dựng kế hoạch thực hiện vớinội dung phù hợp, hình thức tổ chức hợp lý, thu hút đƣợc HS tham gia HĐTN và sẽ đem lại đƣợc kết quả nhƣ mục tiêu đã đặt ra.

Ngƣợc lại nếu đội ngũ GV khơng có hiểu biết về vấn đề đó, khơng có ý thức trách nhiệm, lƣơng tâm nhà giáo, không biết xây dựng giáo án theo kế hoạch một cách cụ thể thì hoạt động sẽ chỉ rơi vào hình thức, kém hiệu quả. Theo đó trong quản lý trƣờng học hiệu trƣởng phải quan tâm đến phát triển năng lực đội ngũ GV để giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức HĐTN của học sinh.

Mối quan hệ nhà trƣờng, gia đình và xã hội có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và phát triển cộng đồng.Đây là mối quan hệ tác động qua lại.Truyền thống gia đình ảnh hƣởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ em.Gia đình là nơi hình thành, phát triển và bồi đắp nhân cách của trẻ em.Giáo dục là cầu nối trẻ em với nhà trƣờng và xã hội, là nơi nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ em.Nhà trƣờng là mơi trƣờng có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.Nhà trƣờng đóng vai trị quan trọng trong việc truyền thụ tri thức cho các em.Bên cạnh truyền thụ tri thức văn hóa, nhà trƣờng cịn có nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện về mặt phẩm chất đạo đức, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.Cộng đồng xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng mơi trƣờng văn hóa, mơi trƣờng giáo dục. Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ em.

HĐTN là các hoạt động đƣợc tổ chức trong nhà trƣờng, ngồi xã hội. Vì vậy nhà trƣờng cần phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác ngoài nhà trƣờng nhƣ: Các đồn thể chính trị-xã hội ở địa phƣơng; tổ chức chính quyền địa phƣơng; các đơn vị kinh tế xã hội; cha mẹ học sinh, cộng đồng dân cƣ… Mỗi lực lƣợng giáo dục đều có

thế mạnh riêng vì vậy phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức tốt các HĐTN chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo nên mơi trƣờng giáo dục tốt nhất cho HS. Nhờ sự phối hợp mà nhà trƣờng sẽ bớt đi những hạn chế và khó khăn nhất định nhƣ thiếu điều kiện cho hoạt động, nguồn thông tin, cịn gia đình và xã hội sẽ nắm đƣợc những nhu cầu hoạt động của HS để phối hợp thực hiện.

Nếu nhà trƣờng biết cách phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng và phát huy sức mạnh của những lực lƣợng này, không những đảm bảo đƣợc sự phối hợp thống nhất giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục HS mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lƣợng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trƣờng quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trƣờng trong việc tổ chức các HĐTN. Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em đƣợc giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Điều kiện cơ sở vật chất

Điều kiện, phƣơng tiện tổ chức các HĐTN sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động. Để tổ chức các HĐTN ở trƣờng THPT đạt kết quả mong muốn nhà trƣờng cần đảm bảo tốt các điều kiện về CSVC. Nếu có điều kiện đầy đủ về CSVC sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động đó diễn ra một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả. Nếu CSVC không đáp ứng, thiếu thốn, hạn hẹp thì HĐTN diễn ra khơng hiệu quả.

Ngày nay có nhiều tổ chức, cá nhân rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, do đó nhà trƣờng cần tranh thủ sự hỗ trợ của các lực lƣợng ngoài xã hội để tăng cƣờng cơ sở vật chất cho nhà trƣờng, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các lực lƣợng ngoài xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục họcsinh.

- Đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Lứa tuổi HS THPT bao gồm những em có độ tuổi từ 15 - 18 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 10 đến lớp 12ờ trƣờng THPT. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của các em. Sự phát triển của các em thời kì này đƣợc phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: Thời kì quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng khoảng, tuổi dậy thì, tuổi bất trị... Đây là thời kì phát triển đặc thù về mọi mặt: về thể chất, trí lực, đạo đức, xã hội…

Bƣớc vào tuổi thanh niên có sự cải tổ lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lí. Trong suốt q trình trƣởng thành và phát triển cơ thể của cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí của thiếu niên có đặc điểm là: Tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Đồng thời xuất hiện yếu tố mới mà ở lứa tuổi trước chưa có (sự phát dục).Tác nhân quan trọng ảnh huớng đến sự cải tổ thể chất - sinh lí của tuổi thanh

niên.

Nhận thức của thiếu niên chuyển từ tính chất khơng chủ định sang có chủ định, tuy nhiên tính chất có chủ định vẫn chƣa chiếm ƣu thế. Hình thành nhận thức lí tính

dựa trên tƣ duy khoa học theo lôgic của đối tƣợng từng môn học.

Sự tự ý thức của lứa tuổi thiếu niên bắt đầu từ sự tự nhận thức hành vi của mình. Ý thức của học sinh THPT đƣợc hình thành trong những điều kiện cụ thể và bằng những con đƣờng cụ thể sau: Hình thành trong hoạt động và bằng hoạt động; Lĩnh hội nền văn hoá, ý thức xã hội; tự giáo dục, tự ý thức, đối chiếu mình với ngƣời khác.

Đời sống tình cảm của học sinh THPT tƣơng đối phong phú, phức tạp và sâu sắc: dễ xúc động, tình cảm dễ chuyển hố, dễ thay đổi, đơi khi có mâu thuẫn, tình cảm cịn mang tính bồng bột. Xuất hiện tình cảm khác giới, những rung cảm đầu đời của tình u học trị.

Từ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS nhƣ trên đòi hỏi ngƣời GV phải hiểu đƣợc: Nếu các hoạt HĐTN mà phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS thì sẽ hấp dẫn thu hút đƣợc HS tham gia; Nếu HĐTN không phù hợp làm cho các em HS chán, khơng ham thích, khơng thu hút đƣợc các em hoặc nếu có thì tham gia khơng tích cực, hoạt động kém hiệu quả.

- Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT liên quan đến HĐTN

Hoạt động trải nghiệm là một trong những con đƣờng thực hiện mục tiêu giáo dục. Để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục THPT, HĐTN phải có chƣơng trình, nội dung phù hợp với yêu cầu đổi mới và trở thành hoạt động bắt buộc đối với các trƣờng THPT. HĐTN là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở trƣờng trung học cơ sở, là con đƣờng gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em.

Nội dung giáo dục THPT đƣợc đổi mới theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với khu vực, với thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhu cầu nguồn nhân lực theo hƣớng giảm tải, phân luồng, nâng cao năng lực tƣ duy, kinh nghiệm thực hành, thực tiễn, hình thành các kĩ năng sống đáp ứng với yêu cầu xã hội. Chƣơng trình hoạt động trải nghiệm bao gồm các nội dung hoạt động: hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Bốn nội dung này cơ bản đáp ứng đổi mới nội dung giáo dục hiện nay.

Do sự thay đổi về mục tiêu dẫn đến sự thay đổi về nội dung dạy học, để phù hợp với sự thay đổi đó thì phƣơng pháp cũng phải đƣợc thay đổi cho phù hợp.

Từ sự thay đổi về mục tiêu là “…phát triển năng lực cá nhân, tính năng độngvà

sáng tạo” thì cần có sự đổi mới về phƣơng pháp đó là “Lấy người học làm trung

tâm”, với phƣơng pháp này ngƣời học dƣới sự trợ giúp của GV tự tìm kiếm tri thứccho

bản thân, tham gia hoạt động học tập một cách sáng tạo linh hoạt sẽ giúp họ nhanh chóng trƣởng thành, hịa nhập và đáp ứng kịp thời xu thế phát triển của thực tiễn xã hội. Phƣơng pháp lấy ngƣời học làm trung tâm là phƣơng pháp phù hợp nhất cho việc tổ chức HĐTN cho HS. Vì phƣơng pháp giáo dục trong HĐTN phải đáp ứng các yêu cầu sau: Làm cho ngƣời học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; giúp ngƣời học

suy nghĩ về những gì trải nghiệm; giúp ngƣời học phát triển kỹ năng phân tích, khái qt hố các kinh nghiệm có đƣợc; tạo cơ hội cho ngƣời học có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tƣởng mới thu đƣợc từ trải nghiệm.

Tiểu kết Chƣơng 1

HĐTN là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trƣờng, có vai trị quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Trƣớc xu thế hội nhập, giáo dục phải đào tạo nên những con ngƣời mới có đƣợc những phẩm chất đáp ứng với nền kinh tế tri thức, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trƣờng phổ thơng đƣợc thực hiện nhằm mục đích chính là hình thành và phát triển những phẩm chất, tƣ tƣởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con ngƣời trong xã hội hiện đại.

Trong chƣơng 1, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý các HĐTN, đề cập đến một số khái niệm công cụ nhƣ: quản lý, quảnlý nhà trƣờng, hoạt động trải nghiệm, quản lýHĐTN ở trƣờng THPT. Trong đó, quản lý HĐTN bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá thực hiện HĐTN. Để thực hiện tốt hoạt động này hiệu trƣởng và ngƣời quản lý phải thấy đƣợc những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ: trình độ, năng lực của hiệu trƣởng, của đội ngũ GV, điều kiện CSVC của nhà trƣờng; nhận thức và sự tham gia của CMHS, các lực lƣợng giáo dục khác, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng ... Đây là những lý luận cơ bản, là cơ sở để tác giả xem xét thực trạng quản lý HĐTN của HS ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2

HỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐỒNG XUÂN,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THPT huyện đồng xuân tỉnh phú yên (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)