Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 29 - 30)

9. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

phát triển năng lực học sinh thì phải nói đến NLNN của giáo viên THCS đó là nghề dạy học. NLNN của mỗi giáo viên chính là năng lực sư phạm, bao gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục và những năng lực khác. Đó là sự hịa trộn của nhiều yếu tố về phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học, kỹ năng dạy học, giáo dục, khả năng học tập, nghiên cứu, thái độ với việc dạy và học… để phát triển năng lực đáp ứng đổi mới ngày càng cao của dạy học, giáo dục trong trường THCS. Ba yếu tố chính cấu thành nên NLNN của người giáo viên THCS đó là kiến thức chun mơn, kỹ năng dạy học/giáo dục và thái độ đối với nghề nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện dạy học cũng như trong thiết kế dạy học, giáo viên cần dự đốn, tiên định và bố trí các nhiệm vụ học tập phù hợp với đa dạng khả năng của học sinh, đồng thời có thể phân hóa học sinh dạy học theo nội dung dạy học, quá trình dạy và học, sản phẩm học tập, cơng cụ, thiết bị hỗ trợ. Bố trí các nhóm học tập, hoạt động làm việc linh động, mềm dẻo, có cá nhân, có tập thể, đánh giá và điều chỉnh liên tục việc dạy học và hỗ trợ học sinh theo sự tiến bộ của học sinh.

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. sinh.

HĐDH bao gồm hai thành tố là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này là hai mặt của một vấn đề, ln tồn tại thống nhất với nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Bởi vậy, quản lý HĐDH cũng gồm hai quá trình thống nhất với nhau là quản lý hoạt động dạy của giáo viên và quản lý hoạt động học của học sinh.

Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập – tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Như vậy, quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với hổ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển tồn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Quản lý HĐDH là sự tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý dạy học (người dạy và người học) bằng

các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý dạy học như bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, môi trường và thông tin dạy học nhằm đạt được mục đích quản lý dạy học. Trong nhà trường, dạy học là hoạt động đặc trưng cơ bản hì quản lý HĐDH cũng là hoạt động trọng tâm. Mục tiêu quản lý chất lượng dạy học là nền tảng là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống quản lý mục tiêu của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)