9. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh chỉ thành cơng khi có được sự nhận thức đúng đắn của đội ngũ giáo viên về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việc đổi mới. Giáo viên phải hiểu rõ và nắm vững mục đích của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và thực hiện theo đúng mục đích đó, đồng thời nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn để kết quả đạt được tốt hơn. Trên cơ sở đó, giáo viên có thái độ đúng đắn, nắm rõ được nhiệm vụ, vị trí, chức trách của mình trong việc đổi mới HĐDH, từ đó tạo động lực tích cực trong đổi mới PPDH, thốt khỏi sự trì trệ lạc hậu, vượt qua được những khó khăn, thử thách đang gặp phải.
CBQL có nhận thức, quan điểm đúng về tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, biến các nhận thức, quan điểm này thành hành động cụ thể trong quản lý hoạt động dạy học, PPDH của giáo viên, góp phần nâng cao NLNN và chất lượng giáo viên của nhà trường. Ngoài ra, với tư cách đối tượng được bồi dưỡng, CBQL cũng như giáo viên sẽ quan tâm đến việc bồi dưỡng của bản thân, tích cực tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng với thái độ tích cực, nhiệt tình và có hiệu quả hơn.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
toàn diện giáo dục đào tạo, đặc biệt là đổi mới từ dạy học định hướng nội dung sang định hướng năng lực học sinh tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Trong đó các văn bản cần phổ biến là Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI), Nghị quyết 44 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29; các văn bản chỉ đạo của ngành, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giúp giáo viên hiểu rõ sự khác biệt cơ bản giữa cuộc đổi mới giáo dục lần này với những lần cải cách, đổi mới giáo dục trước đó.
Giúp cho giáo viên nhà trường hiểu ý nghĩa và giá trị của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc đổi mới dạy học; tạo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên niềm tin vào sự thành công của đổi mới giáo dục và tạo động lực để mọi người tích cực tham gia vào q trình đó. Xóa bỏ quan niệm làm theo phong trào, miễn cưỡng thực hiện trong tâm lý của nhiều giáo viên; xác định được các nhiệm vụ cơ bản của hiệu trưởng trường trung học cơ sở trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục theo chương trình GDTHCS 2018.
Quản trị hoạt động dạy, giáo dục là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Nội dung của các biện pháp này nhằm giúp cho đội ngũ CBQL và giáo viên hiểu rõ được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên THCS thông qua việc học tập, trao đổi, bồi dưỡng giáo viên theo những định hướng như sau:
Nắm vững đường lối chủ trương, chiến lược chính sách đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay; nhất là những chủ chương, đường lối, chiến lược chính sách đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục phổ thơng nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên THCS trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của giáo viên; xác định rõ việc học tập đáp ứng năng lực cho giáo viên THCS.
Hình thành nhận thức đúng về hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực giáo viên THCS là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp dạy học, năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn. Thống nhất trong nhận thức, trong chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt bồi dưỡng đó là một bộ phận của công tác cán bộ, chịu sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn vai trò, tầm
quan trọng của quản lý hoạt động hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Giúp cho giáo viên THCS nhận thức được việc tự học, phấn đấu nâng cao năng, phẩm chất đạo đức, lối sống là hàng đầu, là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi giáo viên ở trường THCS. Đó cũng chính là u cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của giáo viên THCS.
Tăng cường nhận thức về vai trò của người thầy giáo trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục. Phải làm cho mọi người thấy được vai trò của chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng nền giáo dục của đất nước. Mục tiêu của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, phải tạo ra chất lượng mới cho nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm trịn sứ mệnh cao cả đó, giáo dục phải có sự thay đổi đồng bộ trên các mặt, trong đó yếu tố có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao chất lượng toàn diện của ĐNGV.
Tiến hành quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành về quản lý hoạt động dạy và học theo tiếp cận năng lực người học. Nâng cao ý thức tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn và kỹ năng sư phạm, từ đó xác định trách nhiệm của mình đối với việc tự học và phấn đấu rèn luyện thường xuyên đối với việc nâng cao năng lực.
Đối với cán bộ quản lý: Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục THCS của đội ngũ giáo viên , nắm rõ được xu thế phát triển giáo dục THCS và yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng giáo dục THCS, từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đặc biệt năng lực chuyên biệt nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.
Phải nhận thức được sứ mệnh chính trị của nhà trường, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do ĐNGV THCS quyết định. Vì thế xây dựng tập thể giáo viên vững mạnh về trình độ năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức là mục tiêu hàng đầu trong quản lý.
Đối với giáo viên: Phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách
nhiệm của mình với sứ mệnh của nhà trường, ý thức được vấn đề học tập để nâng cao năng lực sư phạm là nhiệm vụ phải thực hiện tích cực, tự giác và nghiêm túc để nhanh chóng tiếp cận được những thành tựu mới của khoa học giáo dục, cập nhật kịp thời những đổi mới và có khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
hướng phát triển năng lực học sinh, việc này cần thực hiện thường xuyên, liên tục giúp giáo viên được tiếp nhận nhanh chóng, chính xác quan điểm chỉ đạo của cấp trên về đổi mới. Quán triệt các văn bản của Bộ GDĐT như công văn 5555/BGĐT ngày 8/10/2014 về hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của trường THPT và trung tâm GDTX; công văn 4612/BGDĐT- GDTrH, ngày 03/10/2017 V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Vai trò của các nhân viên nhà trường trong quá trình đổi mới dạy học cũng rất quan trọng. Cần tuyên truyền để họ nhận thấy trách nhiệm của mình trong dạy học phát triển năng lực của nhà trường, họ sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động có liên quan.
Thư viện nhà trường:
Cung cấp tư liệu, sách báo về các phương pháp và hình thức dạy học, hình thức KTĐG để giáo viên tìm hiểu và vận dụng thông qua Thư viện thông minh. Thực tế, dù có các buổi hội thảo, tập huấn về đổi mới dạy học nhưng với sự hạn chế về mặt thời gian khó làm cho giáo viên có thể hiểu đầy đủ về các nội dung này. Cung cấp tài liệu, sách báo liên quan tại thư viện là một cách giúp giáo viên chủ động và có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, làm tăng hiệu quả bồi dưỡng giáo viên.
Tạo động lực cho giáo viên đổi mới:
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một nội dung mới nên khi thực hiện chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Kinh nghiệm cho thấy vấn đề lớn nhất là sức ỳ của giáo viên. Giáo viên chỉ sử dụng nhiều phương pháp, KTDH mới khi thực hiện giờ hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, còn khi dạy trên lớp bình thường họ lại quay về với các phương pháp cũ, truyền thống. Bởi, với họ cách dạy hiện tại, kết quả học sinh vẫn tốt thì tại sao phải thay đổi?
Hiệu trưởng là người chủ chốt trong đổi mới, vì vậy cần chú ý đến cảm xúc của giáo viên để có sự hỗ trợ kịp thời. Hiệu trưởng cần đối thoại, trao đổi để giáo viên sẽ có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình, những khó khăn gặp phải, niềm tin của họ đối với đổi mới dạy học. Thơng qua đó, có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của giáo viên, làm cho họ tự nguyện tham gia vào quá trình đổi mới dạy học. Cứ như vậy, số lượng giáo viên tham gia đổi mới sẽ tăng dần kéo theo chất lượng dạy học phát triển năng lực nâng lên và khi đó đổi mới dạy học ở trường sẽ có chuyển biến nhanh chóng.
Để tạo niềm tin vào sự thành công của đổi mới giáo dục và tạo động lực đổi mới cho giáo viên, nhân viên có thể giới thiệu những gương điển hình trong dạy học phát triển năng lực. Có thể tổ chức cho giáo viên, nhân viên nhà trường tham quan,
giao lưu học hỏi các trường đã thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới giáo dục. Xây dựng được các định hướng, các qui định cụ thể về thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với qui định triển khai chương trình giáo dục THCS, điều kiện thực tế của nhà trường và các qui định trong Luật Giáo dục, Điều lệ trường học, các văn bản qui phạm pháp luật khác có liên quan.
Hiệu trưởng nhà trường cần căn cứ vào kế hoạch, văn bản của Phòng GDĐT lập kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên THCS đảm bảo tính khả thi, thực tiễn đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra. Nhà trường cụ thể hóa các đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước; nhiệm vụ của ngành học, bậc học, đồng thời cập nhật về nội dung chủ trường đường lối về năng lực cần thiết đối với giáo viên THCS. Thực hiện việc tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương và phương hướng nhiệm vụ của ngành tới mọi giáo viên. Tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng của mọi cán bộ giáo viên về ý thức dân chủ, tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của nhà trường. Coi vấn đề tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên giáo viên quyết tâm học tập, tạo điều kiện khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập. Tạo điều kiện điều kiện làm việc thoải mái cho giáo viên, giúp họ về vật chất và thời gian để yên tâm khi tham gia các lớp bồi dưỡng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi, tạo động lực làm việc. Trao quyền đi với trách nhiệm để giáo viên tăng thêm khả năng kiểm sốt cơng việc của họ, tác động đến nhận thức của giáo viên, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Thực hiện thường xuyên, liên tục, nội dung quán triệt rõ ràng. Các buổi tuyên truyền, thảo luận phải được chuẩn bị chu đáo, thực hiện nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức và lãng phí. Bản thân CBQL nhà trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dạy học phát triển năng lực. Có đội ngũ giáo viên cốt cán, nắm vững chun mơn, có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, tâm huyết với nghề.
Các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến và quán triệt tinh thần đổi mới PPDH để CBQL và giáo viên nhận thức sâu sắc sự đổi mới và biến thành hành động cụ thể. Chủ thể của hoạt động dạy và học là giáo viên và học sinh, vì vậy bắt đầu phải bằng việc nhận thức sâu sắc của “thầy” và “trò” về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH. Đối với giáo viên, đó là hội tụ năng lực chuyên môn, tinh thần đổi mới và tinh thần trách nhiệm, những người trực tiếp dạy học trong các nhà trường,
đóng vai trị là người dạy cần nâng cao ý thức việc đổi mới PPDH, hiểu rõ được tầm quan trọng và hiệu quả của việc đổi mới này. Để thực hiện biện pháp này, yếu tố con người - yếu tố chủ quan là rất quan trọng.
Nhận thức, quan điểm và thái độ của giáo viên và CBQL đối với hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên THCS có ý nghĩa quyết định. Chính vì thế cơng tác thơng tin, tun truyền về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên THCS là một biện pháp rất hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của giáo viên và CBQL về vấn đề này.
Ngồi ra các chính sách động viên, khuyến khích và khen thưởng các giáo viên có kết quả cao cũng góp phần nâng cao nhận thức và quan điểm của giáo viên và CBQL về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các chính sách và yêu cầu nâng cao NLNN của giáo viên cũng tác động đến nhận thức của giáo viên và CBQL về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên. Ngoài ra các phong trào thi đua dạy giỏi, dự giờ, tổ chức semina trao đổi phương pháp dạy học cũng góp phần nâng cao năng lực của giáo viên, qua đó cũng làm cho nhận thức của giáo viên và CBQL được nâng cao hơn.