Chỉ đạo huy động các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động dạy học theo định

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 92 - 94)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học

3.2.4. Chỉ đạo huy động các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động dạy học theo định

định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai và vận hành kế hoạch hoạt động dạy học. Các điều kiện đó là NNL, tài lực, CSVC, trang thiết bị, cơ chế chính sách và cả mơi trường thuận lợi để đảm bảo triển khai thành công hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Từ việc đánh giá đúng thực trạng dạy và học, căn cứ vào mục tiêu và nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, huy động đủ các nguồn lực và tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh diễn ra theo đúng kế hoạch đã đề ra, động viên, khích lệ và tạo động lực cho giáo viên tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC và các TBDH đã có. Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện, TBDH và bảo quản CSVC, thiết bị của giáo viên và học sinh.Có cơ chế chính sách thuận lợi cho hoạt động giảng dạy, học tập.

Đảm bảo đầy đủ CSVC, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Chỉ đạo huy động nguồn nhân lực: NNL bao gồm đội ngũ giáo viên, đội ngũ

GVCC và các lực lượng liên quan khác. Việc đổi mới PPDH để đảm nhận vai trò “dẫn đường” cho hành trình thu nhận kiến thức, kỹ năng trong “con đường” học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên. Thiết lập mạng lưới GVCC từ cấp trường đến cấp sở. Trên cơ sở các tổ trưởng bộ mơn làm nịng cốt, lựa chọn thêm những giáo viên giàu kinh nghiệm, có uy tín chun mơn, nhiệt tình, có kỹ năng về CNTT, ngoại ngữ vào đội ngũ GVCC. Lực lượng GVCC được thiết lập và hoạt động theo cơ chế “mở”, có sự kế thừa và ln phiên.

Chỉ đạo việc bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng triển khai kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh:Trước khi hoạt động dạy

học theo định hướng phát triển năng lực học sinh diễn ra cần phải chuẩn bị các điều kiện về CSVC - kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học. Các phịng bộ mơn và thí nghiệm thực hành được trang bị đủ đồ dùng bồi dưỡng và thiết bị thí nghiệm thực hành. Các trường học nâng cấp hệ thống máy tính và mạng internet phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng trực tuyến. Những giáo viên khó khăn ở vùng sâu, vùng xa cần có sự hỗ trợ về tài chính để giúp họ có thể có được máy tính và các điều kiện khác phục vụ

học tập trực tuyến. Cung cấp đủ hệ thống tài liệu, học liệu cho giáo viên. Cung cấp hệ thống tài liệu bồi dưỡng dưới nhiều dạng: bản in, bài giảng Powerpoint, video clip, đĩa DVD, VCD, phần mềm dạy học.... Tài liệu vừa được in, phát cung cấp đủ số lượng cho người học và đưa lên mạng internet để giáo viên tiện sử dụng và được cập nhật thường xuyên.

Kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng, nhu cầu về CSVC, phương tiện, thiết bị từ đó xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường.

Chỉ đạo giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh, tránh tình trạng “dạy chay” của giáo viên. Khuyến khích giáo viên sử dụng các phương tiện gắn với đời sống, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng tự làm vào dạy học.

Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

Mơi trường thuận lợi đó cũng chính là mối quan hệ tương tác bên trong và bên ngoài hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, các cấp quản lý giáo dục đến hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Mối quan hệ bên trong đó là sự gắn kết giữa các bộ phận, giữa các cá nhân trong tổ chức, giữa giáo viên và học sinh và giữa các học sinh với nhau. Quan trọng hơn đó là tạo ra một mơi trường “Văn hóa học tập”, đó là khơng khí cởi mở, thân thiện, là hệ thống niềm tin, giá trị được xây dựng nên trong quá trình hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh diễn ra.

Cách thức thực hiện

Thường xuyên bổ sung mua sắm tài liệu tham khảo cho thư viện, xây dựng nguồn tư liệu mở, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học. Huy động các nguồn lực, tranh thủ sự đóng góp của các cá nhân, tập thể, các doanh nghiệp của phụ huynh học sinh và các cựu học sinh tham gia xây dựng CSVC, TBDH phục vụ cho dạy học theo hướng phát triển năng lực. Tăng cường đầu tư thiết bị CNTT, xây dựng và sử dụng tốt phần mềm sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, trường học trực tuyến phục vụ cho quản lý, giảng dạy và học tập.

Xây dựng nội quy sử dụng CSVC, tăng cường quản lý và chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả và khai thác tối đa các CSVC, TBDH. Tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị. Tổ chức việc tự làm đồ dùng dạy học hiệu quả hơn. Có thể động viên, khen thưởng cho các giáo viên có các đồ dùng, TBDH có giá trị trong dạy học, đó là các thiết bị có thể sử dụng cho nhiều bài, nhiều khối lớp, đem lại hiệu quả dạy học. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra,

kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có đủ đội ngũ CBQL, giáo viên, và giáo viên cốt cán có phẩm chất năng lực tham gia công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Các cấp lãnh đạo và CBQL nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo các nguồn lực triển khai hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, từ đó quan tâm và tích cực chỉ đạo việc huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh diễn ra.

Người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài, phải biết đánh giá, ưu tiên cho những cơng việc cụ thể. Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện có trình độ chun mơn theo đúng chuyên ngành mình phụ trách. Giáo viên phụ trách phịng học bộ mơn phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan bảo quản, sử dụng, đề xuất mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học. Phải có đủ các phịng học bộ mơn, phòng thực hành, phòng tin học. Phải biết cách sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC, thiết bị một cách có hiệu quả. Đưa việc sử dụng TBDH thành một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy, xếp loại thi đua.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)