9. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin hở trường
1.4.4. Quản lý phương pháp hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
năng lực học sinh
Quản lý PPDH là quản lý những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mơ hình hành động của giáo viên và học sinh. Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau như: Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp trị chơi, phương pháp dự án (dạy học theo dự án), phương pháp bàn tay nặn bột…
Đặc điểm chung của các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tích cực hố hoạt động của người học. Giáo viên với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học cho học sinh, tạo tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, đồng thời tạo môi trường học tập thân thiện, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống) được tổ chức trong và ngồi khn viên nhà trường thơng qua hình thức dạy học.
năng lực giải quyết vấn đề cho người học,tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh tồn cầu hóa. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn. Theo đó, học sinh sẽ phải tìm tịi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các mơn học có liên quan đến vấn đề và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra, người học không chỉ tiếp thu các kiến thức nền tảng, nguyên lý mà sẽ tích hợp chúng vào trong thực tế. Cần xác định rõ giáo dục theo định hướng STEM là phương pháp tiếp cận liên môn trong giáo dục và thực hiện giáo dục thơng qua các trải nghiệm thực tiễn,khuyến khích phong cách học tập sáng tạo.
Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chun mơn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh, nhận thức thay đổi thói quen từ sinh hoạt chun mơn truyền thống sang sinh hoạt chun mơn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh, chuẩn bị cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện đúng các kỹ thuật này. Đồng thời cần phải đổi mới mạnh mẽ PPDH theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các nhà trường bằng cách khắc phục lối truyền thụ một chiều và ghi nhớ máy móc. Giáo viên chú trọng dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh, tạo cơ sở để học sinh học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực bản thân.
Để quản lý PPDH theo định hướng phát triển năng lực, nhà quản lý cần: Thay đổi nhận thức, hành vi, giữ vai trò chủ động trong việc tạo niềm tin cho giáo viên về những thay đổi tích cực của bản thân họ trong các buổi dự giờ sinh hoạt chuyên môn, trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và với cán bộ quản lý. Thường xuyên chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho các tổ, nhóm chun mơn và giáo viên để triển khai cơng việc. Chỉ đạo tổ nhóm thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (dựa trên phân tich hoạt động học tập của học sinh). Mục đích giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của học sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, giáo viên dạy minh họa và người dự giờ cùng nhau tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh. Quan tâm tới tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt chú ý tới những học sinh cịn yếu hoặc ít tham gia vào các hoạt động học tập, không bỏ rơi bất cứ học sinh nào. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa, mỗi giáo viên tự rút ra bải học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng
lực chun mơn, phát huy tính sáng tạo của mình.