Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 73 - 75)

9. Cấu trúc luận văn

2.6.1. Các yếu tố chủ quan

2.6.1.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL về dạy học theo định hướng phát triển năng lực

CBQL nhà trường chưa thực hiện đổi mới quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực người học; quản lý còn nặng tính hành chính, cịn hiện tượng chuyên quyền độc đoán, năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý còn yếu.

2.6.1.2. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL

Một số CBQL còn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, yếu kém nêu trên nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực chưa có những biện pháp phù hợp để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Tóm lại, hiệu trưởng quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh phát triển phẩm chất, năng lực theo chương trình giáo dục trung học cơ sở 2018, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Quán triệt yêu cầu giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đến các bên liên quan trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục: Hiệu trưởng trường THCS

cần quán triệt yêu cầu đổi mới giáo dục và giúp mọi thành viên của trường và các bên liên quan hiểu rõ về Chương trình giáo dục phổ thơng nói chung và chương trình giáo dục trung học cơ sở được xây dựng theo hướng hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực.

Thực thi quyền tự chủ trong thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường:

Thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường ở tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường dựa trên chương trình giáo dục quốc gia đến cách thức triển khai thực hiện chương trình phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường.

Đảm bảo dân chủ trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục: Để quản trị hiệu quả các hoạt động dạy học, giáo dục cần đảm bảo tính dân chủ trong mọi hoạt động quản trị của hiệu trưởng. Thực hiện “Quy chế dân chủ cơ sở”, trong đó chú ý các nội dung: Thực hiện dân chủ trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; trong phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thông qua công khai nguyên tắc phân công; trong đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện các nhiệm vụ triển khai chương trình dạy học, giáo dục; Cơng khai các điều kiện dạy học, giáo dục, kết quả hoạt động dạy học, giáo dục và chịu trách nhiệm giải trình về các mặt hoạt động của trường cho các bên liên quan.

2.6.1.3. Cơ chế quản lý và sự phân cấp quản lý

Qua khảo sát, giáo viên chưa nhận thức đầ y đủ vai trị, vị trí của mình trong giai đoạn mới nên chưa có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, về cải tiến PPDH, ngại tiếp cận với trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ giáo viên cần đảm bảo về số lượng và trình độ đào tạo, tuy nhiên trên thực tế năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy của một số giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế. Quản lý việc khai thác tài nguyên học tập trên mạng Internet của học sinh trong các nhà trường chưa được quan tâm. Học sinh khơng có máy tính, nhà trường khơng trang bị phịng máy kết nối Internet phục vụ cho học sinh truy cập nên học sinh chưa có năng lực ứng dụng CNTT vào học tập.

Nhà trường chưa thực sự quan tâm, hỗ trợ để giáo viên có điều kiện đi đào tạo trình độ trên chuẩn. Có trường q chú trọng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên dạy nhồi nhét kiến thức, chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao, lao động để học sinh trải nghiệm, vận dụng kiến

thức vào thực tiễn. Biện pháp quản lý chưa thực hiện đồng bộ, cịn mang tính hành chính cao, việc chỉ đạo ứng dụng CNTT chưa thật sự quyết liệt, chưa coi trọng việc xây dựng nề nếp kiểm tra đánh giá theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, chỉ đạo sinh hoạt của tổ chun mơn cịn chung chung, chưa cụ thể kế hoạch của nhà trường nên chất lượng sinh hoạt cịn thấp.

Vì vậy cần chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên đổi mới PPDH, HTTC các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; kỹ năng sử dụng phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học. Tập trung chỉ đạo đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)