9. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục – đào tạo của huyện
của huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai
2.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đak Đoa
Huyện Đăk Đoa được thành lập theo Nghị định số 37/2000/NĐ-CP ngày 21-8- 2000 của Chính phủ trên cơ sở phần đất phía tây của huyện Mang Yang cũ (phía đơng thành phố Pleiku), là một huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Gia lai. Với diện tích 988,66 km2; Dân số 123.908 người (số liệu thống kê năm 2019). Là đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn gồm 1 thị trấn và 16 xã.
Trong 5 năm (từ 2015- 2020), kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người đạt 43,4 triệu đồng, tăng 1,45 lần so với năm 2015. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 62.299 triệu đồng, tăng 172,3% so với năm 2015. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, người đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên một cách rõ rệt. Hoàn thành tốt cơng tác quốc phịng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 5 năm qua.
Trong 05 năm tới (2021- 2025), huyện chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn...Tập trung khai thác mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, nỗ lực phấn đấu thực hiện hai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tích cực đổi mới,nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị. Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường hằng năm: 99%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Đạt 60% (33/55 trường); tỷ
lệ hộ nghèo giảm cịn dưới 3%; Duy trì 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế; Chủ động nắm chắc tình hình, giữ vững ổn định chính trị- xã hội.
2.2.2. Tình hình phát triển về giáo dục và đào tạo của huyện Đak Đoa
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo của huyện đã có bước phát triển; phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm; trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư, phương pháp dạy và học được chú trọng đổi mới. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh ở các bậc học. Kết quả chất lượng giáo dục ở các bậc học có sự chuyển biến tích cực. Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THCS trong huyện đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới KTĐG và đạt được những kết quả bước đầu.
17 trường THCS Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020
Tổng số GV 340 333 334 Trình độ ThS 1 1 2 Trình độ ĐH 268 271 279 Trình độ CĐ 71 61 53 Năm Học Tổng số học sinh Chất lượng 2 mặt giáo dục Hạnh kiểm Học lực Tốt % Khá % Trung bình % Yếu % Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 2017- 2018 7242 5142 71 1866 25.8 229 3.16 5 0.07 749 10.3 2327 32.1 3814 52.7 346 4.8 6 0.1 2018- 2019 7562 5511 72.9 1845 24.4 201 2.66 5 0.07 722 9.5 2469 32.7 4086 54 281 3.7 4 0.1 2019- 2020 7995 6021 75.31 1776 22.21 193 2.41 5 0.06 828 10.4 2582 32.3 4301 53.8 279 3.49 5 0.06 Kết quả GD:
Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền về giáo dục. Phịng giáo dục đào tạo huyện đã triển khai thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động của ngành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học, 100% các trường trong huyện được trang bị máy tính và kết nối Internet. Chú trọng công tác thanh, kiểm tra theo quy định. Các cuộc vận động được triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao, trong đó khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất để các trường ngày càng hồn thiện. Cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật luôn được các trường chú trọng, góp phần giảm vi phạm đạo đức, kỷ luật trong học sinh.
Mặc dù được sự quan tâm của các cấp các ngành tuy nhiên cơ sở vật chất dành cho giáo dục chưa cao. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Tuy nhiên các trường khơng có nhân viên chuyên trách phịng thực hành, thí nghiệm, chủ yếu là kiêm nhiệm nên khơng có kinh nghiệm trong quản lý, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất cũng như các dụng cụ thí nghiệm,…ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy học ở các nhà trường. Lực lượng giáo viên c ủa h uyệ n trẻ, nhiệt tình trong cơng việc và hết lịng vì học sinh thân yêu điều này tạo thuận lợi cho các trường trong việc thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, số lượng giáo viên trên chuẩn còn rất thấp, đội ngũ nhà giáo thừa, thiếu cục bộ, chưa đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Nhiều giáo viên vẫn còn chậm đổi mới, hiệu quả đổi mới giáo dục chưa cao, hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường chủ yếu vẫn thực hiện theo kinh nghiệm nhiều năm học trước, chưa có sự đột phá.