9. Cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động dạy họ cở trường trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực
1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Với mục tiêu, nội dung thay đổi thì hình thức cũng thay đổi, hình thức dạy học khơng chỉ dạy học trực tiếp trong lớp mà cịn những hình thức học tập khác. Việc tổ chức hoạt động dạy học thể hiện dưới các dạng khác nhau sao cho phù hợp với nội dung và PPDH của mơn học đó.
HTTC dạy học là hình thức mà trong suốt thời gian học tập ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhất định. HTTC dạy học thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ dạy học, số lượng người học, nội dung dạy học mà tiến hành.
HTTC dạy học của Chương trình định hướng nội dung: Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học. HTTC dạy học của Chương trình định hướng năng lực: HTTC học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học.
Để nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi đối tượng học sinh, người giáo viên phải sử dụng các HTTC dạy học phù hợp. Hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đã được đa dạng hóa, khơng chỉ bó buộc trong các lớp học truyền thống, khơng chỉ bó buộc ở trong phịng học, trong nhà trường, mà có thể ở ngồi phịng học, ngồi nhà trường sao cho bảo đảm sự cân đối và hài hoà giữa dạy học theo tập thể lớp, theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân; Có thể phối hợp giữa dạy học nội khoá và ngoại khoá, dạy học bắt buộc và tự chọn; giữa phát triển các năng lực cá nhân và phẩm chất của học sinh. Thực hiện kết hợp nhiều, hình thức dạy học, trong đó các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường: dạy học trải nghiệm, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, chú trọng khai thác công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngồi khn viên nhà trường thơng qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trị chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại,
đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tóm lại, tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
1.3.4. Phương pháp hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở