Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 98 - 100)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học

3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học

dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình hoạt động thực tiễn cần có các nguồn lực và các điều kiện CSVC, trang thiết bị kĩ thuật đảm bảo thì mới thực hiện có hiệu quả.Tăng cường ứng dụng ICT trong quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả hơn. Trong môi trường ICT cho phép tổ chức hình thức học tập trực tuyến, tư vấn chun mơn, tự học có hướng dẫn qua mạng internet và giáo viên có thể TBD, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong nước, quốc tế và khai thác những nguồn tài liệu, học liệu phong phú một cách thuận lợi và việc KTĐG bồi dưỡng thực hiện thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chính xác.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Muốn ứng dụng ICT trong dạy học, ngoài việc giáo viên giỏi về kiến thức chuyên môn và kỹ năng ứng dụng ICT, học sinh cũng cần có những kiến thức và kỹ năng tối thiểu mới có thể đáp ứng yêu cầu học tập mà giáo viên đề ra. Sở GDDT chỉ

đạo tổ chức các chương trình học tập, tập huấn về tin học, ứng dụng ICT trong dạy học cho CBQL, giáo viên THCS cốt cán. Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo giáo viên soạn giảng và dạy bằng giáo án điện tử, có chính sách khuyến khích, động viên cho những giáo viên có thành tích xuất sắc trong đổi mới PPDH. Các tổ chuyên môn đưa nội dung ứng dụng ICT vào dạy học trong kế hoạch sinh hoạt tổ thường xuyên để giáo viên cùng nhau học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm và cùng xây dựng bài dạy, cùng bồi dưỡng qua mạng.

Cần tăng cường CSVC; trang thiết bị (phịng thí nghiệm, máy chiếu); Trang bị đủ SGK và các tài liệu tham khảo; Đầu tư cho các nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm đổi mới dạy học và hoạt động quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

Biện pháp bổ sung và tăng cường điều kiện đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh là biện pháp rất cơ bản, toàn diện nhưng đồng thời cũng là biện pháp mang tính lâu dài khó triển khai đồng bộ dứt điểm nhất là đối với các trường THCS huyện Đak Đoa. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với mỗi nhà trường là cần xây dựng thành những tiêu chí cụ thể để giúp giáo viên thực hiện đổi mới HĐDH:

Các Trường THCS Võ Thị Sáu, Phan Chu Trinh, Trần Phú có CSVC cơ bản theo kế hoạch xây dựng trường THCS chuẩn quốc gia: Trong đó phải có tối thiểu 07 phịng học bộ môn (Tin học; Tiếng Anh; Thực hành lý - Công nghệ; Hóa- Sinh vật; phịng học chung; phịng thí nghiệm và một phịng thư viện đạt chuẩn).

Xét về thực lực và bước đầu cho phép cải tạo phòng học thành phịng học bộ mơn (chưa đạt chuẩn), kế hoạch trên đây đối với các trường THCS huyện Đak Đoa là thực hiện được. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới PPDH trong các trường này.

Huy động kinh phí đầu tư cho xây dựng CSVC. Đây là vấn đề khó khăn kéo dài trong nhiều năm đối với các trường THCS của huyện (do kinh tế địa phương phát triển chậm; nhân dân trong khu vực nói chung cịn nghèo, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ít và cịn non trẻ). Tuy nhiên, nếu biết huy động và tranh thủ được sự ủng hộ của các cơ quan trên địa bàn, đặc biệt là hội cha mẹ học sinh thì vẫn có thể phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng xã hội với giáo dục trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Tăng cường các thiết bị ICT trong các trường trung học cơ sở:

Để phục vụ dạy và học, trong các nhà trường cần được trang bị các thiết bị ICT. Đó là máy tính, kết nối mạng internet, các thiết bị đa phương tiện, đèn chiếu, ti vi, các nguồn học liệu… Nhà trường tăng cường bố trí các nguồn kinh phí để nâng cấp, mua sắm máy tính, các thiết bị dạy học khác và đường truyền internet. Đặc biệt ở các

trường THCS vùng khó khăn cho phép huy động sự đóng góp của cộng đồng thơng qua hình thức xã hội hóa từ cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường các thiết bị ICT cho các nhà trường tốt nhất[36].

Thông qua các Trung tâm học tập cộng đồng, Hội CMHS, các nhà trường phải tuyên truyền để mọi người dân nhất là CMHS hiểu và ủng hộ đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Qua thực tế cho thấy, nhân dân huyện Đak Đoa tuy cịn nhiều khó khăn nhưng khi có nhận thức đúng, rõ, hiểu về giáo dục và vì sự tiến bộ của con em mình, đồng thời thấy được nguồn kinh phí được sử dụng hợp lý, có hiệu quả thì họ sẵn lịng chung sức với các nhà trường.

Cơng khai kinh phí Nhà nước cấp; kinh phí đóng góp của học sinh theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thực hiện kế hoạch tài trợ cho các cơ sở giáo dục theo thông tư 16/2018 của BGDĐT. Như vậy, với nguồn thu huy động và cho phép theo đúng quy định của Nhà nước, các nhà trường có nguồn kinh phí tập trung cho cải tạo và xây dựng các phịng học bộ mơn đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về phịng học bộ mơn phục vụ cho yêu cầu đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong mỗi nhà trường.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường có thể vận động các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn cùng chung tay ủng hộ kinh phí đầu tư xây dựng CSVC nhà trường cũng như hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên và học sinh. Việc làm này nhiều nhà trường đã làm, có hiệu quả.

Sử dụng nguồn lao động trong học sinh: Học sinh THCS huyện Đak Đoa phần lớn là con nhà nông, đã tiếp xúc với nhiều cơng việc lao động, có sức khoẻ và các em hiểu được công việc và giá trị việc làm. Bởi vậy, các trường có thể sử dụng nguồn lực lao động tại chỗ vừa có tính chất giáo dục, vừa có giá trị kinh tế, đồng thời tạo ra sản phẩm trong nhà trường phục vụ cho dạy, học như: làm vườn ươm cây, làm vườn hoa, cây cảnh giảm chi phí cho nhà trường, lao động của học sinh có thể tạo ra ngân sách cho nhà trường từ chính nguồn lao động đó.

Bằng tất cả các nguồn lực trên đây với địa bàn huyện Đak Đoa, các trường THCS chắc chắn sẽ có điều kiện đầu tư xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học, đặc biệt là tạo điều kiện bổ sung phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)