9. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
3.2.3. Tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tạ
sinh tại các trường trung học cơ sở
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Tổ chức việc đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm phân công hợp lý, chỉ đạo kịp thời phát huy mọi tiềm năng và sức mạnh của cá nhân, bộ phận tham gia đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Tổ chức đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh:
+ Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến
và quán triệt tinh thần đổi mới PPDH để CBQL và giáo viên nhận thức sâu sắc sự đổi mới và biến thành hành động cụ thể. Chủ thể của hoạt động dạy và học là giáo viên và học sinh, vì vậy bắt đầu phải bằng việc nhận thức sâu sắc của “thầy” và “trò” về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH. Đối với giáo viên, đó là hội tụ năng lực chuyên môn, tinh thần đổi mới và tinh thần trách nhiệm. Giáo viên là những người trực tiếp dạy học trong các nhà trường, đóng vai trị là người học cần nâng cao ý thức việc đổi mới PPDH, hiểu rõ được tầm quan trọng và hiệu quả của việc đổi mới này.
+ Tổ chức thống nhất về định hướng và nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực: Đổi mới PPDH bắt đầu bằng sự định hướng của
các nhà quản lý và bắt đầu bằng việc đổi mới của giáo viên. Trong các trường THCS, hiệu trưởng chỉ đạo định hướng và xác định việc đổi mới PPDH gắn với đổi mới HTTC dạy học, đổi mới KTĐG. Tổ chun mơn là nịng cốt đổi mới, là đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức, quản lý hoạt động đổi mới này. Hoạt động chỉ đạo đổi mới PPDH của hiệu trưởng luôn gắn chặt với chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Hiệu trưởng cần quan tâm đến các vấn đề sau đây khi chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn:
+Tổ chức cho tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Đổi mới PPDH trong nhà trường là một
quá trình thường xuyên, lâu dài, vì vậy hiệu trưởng cần hướng dẫn cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch mang tính ổn định. Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn các thành viên trong tổ lập kế hoạch dạy học xác định rõ mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học gắn với HTTC dạy học.
+ Tổ chức xây dựng nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: (1) Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và phương
pháp học của học sinh trong các chương trình bồi dưỡng tại trường; (2) Cải tiến việc thực hiện báo cáo chuyên đề, triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh xây dựng các dự án khoa học kỹ thuật; (3) Tăng cường tổ chức bồi dưỡng bằng hình thức NGBH; (4) Tăng cường ứng dụng ICT trong bồi dưỡng.
+ Tổ chức đổi mới phương pháp triển khai hoạt động dạy học thông qua nghiên cứu bài học trong trường THCS: NCBH là một quá trình các giáo viên tham gia vào
các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thử nghiệm, dự giờ, thảo luận và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong quá trình dạy học. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lí thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế. Trong q trình học tập đó, giáo viên sẽ học tập được những kiến thức và kỹ năng mới để phát triển năng lực chuyên môn. Qua NCBH giáo viên tích lũy được các kinh nghiệm, đặc biệt là về đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực.
+ Xác định rõ chức năng của từng bộ phận trong trường để phân công nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân và bộ phận thực hiện việc đổi mới
HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực trong nhà trường để thực hiện việc đổi mới HĐDH có hiệu quả
-Tổ chức đổi mới HTTC dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh:
HTTC thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp… Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu về rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
-Tổ chức đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Chú
trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập; đánh giá lớp học. Chú trọng kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức theo mẫu, theo hướng dẫn hoặc tự xác định các tiêu chí để tìm ra ngun nhân và cách khắc phục, sửa chữa.
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp:
Giáo viên chuẩn bị bài dạy và triển khai bài dạy trên lớp theo hướng lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm để áp dụng các PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh tương ứng. Trường tổ chức dự giờ dạy theo hướng đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh, rút kinh nghiệm và nhân rộng trong toàn thể giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận trong trường như Cơng đồn, Đồn thanh niên và phòng TBDH, thư viện hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc sử dụng các nguồn vật lực phục vụ cho việc đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Quán triệt việc thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở đảm bảo các yêu cầu hình thành và phát triển các yêu cầu về phẩm chất, năng lực cho học sinh đến tất cả những người tham gia vào các quá trình dạy học và giáo dục. Quán triệt và triển khai trong suốt quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục để hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung. Cách thức, biện pháp quán triệt và thực hiện tùy thuộc vào đối tượng và nội dung cần phổ biến, quán triệt. Ví dụ: phổ biến trong cuộc họp hội đồng nhà trường cho giáo viên, nhân viên; đưa vào quá trình dạy học, giáo dục để quán triệt cho học sinh; v.v…
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, các KTDH tích cực, thiết kế các chuyên đề dạy học để hình thành và phát triển năng lực người học. Kiểm tra đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh, xây dựng đường phát triển năng lực để đánh giá năng lực học sinh.
Đưa việc đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành một trong những nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn. Hiệu trưởng cùng với tổ chuyên môn xây dựng chuẩn đánh giá, xếp loại kế hoạch bài dạy theo hướng đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chuẩn đánh giá thể hiện tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả khi đánh giá. Hiệu trưởng cùng tổ chuyên môn xây dựng chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.