9. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin hở trường
1.4.3. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
triển năng lực học sinh
Quản lý đổi mới HTTC dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS, hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên thực hiện đa dạng một số HTTC dạy học sau đây: dạy học cả lớp, dạy học theo nhóm, dạy học trong lớp bình thường (lớp học truyền thống), dạy học trong môi trường giả định, dạy học trong môi trường thực tế, dạy học trong phịng học bộ mơn…phù hợp với điều kiện của đơn vị.
HTTC dạy học khác nhau chủ yếu tuỳ theo mối quan hệ giữa việc dạy học có tính tập thể hay tính cá nhân, vào mức độ tính tự lực nhận thức của học sinh, sự chỉ đạo chuyên biệt của giáo viên, chế độ làm việc, thành phần học sinh, địa điểm và thời gian học tập. Mỗi lớp một không gian và đối tượng học sinh khác nhau, do đó người truyền thụ áp dụng những HTTC dạy học phù hợp mà không theo một lối cố định về mọi mặt. Dựa theo mối quan hệ giữa việc dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân, dựa
theo mức độ hoạt động độc lập của học sinh mà giáo viên có thể sử dụng các phương thức tổ chức phù hợp với địa điểm, thời gian, không gian. Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học để sử dụng HTTC dạy học trong lớp hay ngoài lớp. Căn cứ vào sự chỉ đạo của giáo viên với tồn lớp hay một nhóm học sinh để sử dụng HTTC toàn lớp hay theo nhóm hoặc cá nhân. Mỗi hình thức có vai trị và chức năng riêng, nhưng dù tổ chức dưới hình thức nào thì các hình thức dạy học trên vẫn có quan hệ mật thiết, hổ trợ nhau. Vì vậy, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt, khéo léo các HTTC dạy học để phát huy hiệu quả mong muốn.
Tóm lại, để quản lý HTTC dạy học, nhà quản lý cần chỉ đạo giáo viên phải đa dạng hố hình thức tổ chức dạy học, chuyển hình thức tổ chức giáo dục từ chủ yếu là dạy học trên lớp sang những hình thức dạy học khác trong điều kiện cho phép; cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội; có thể giữa cân đối giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn để đảm bảo hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung, vừa phát triển tiềm năng cá nhân người học.