Kỹ thuật nuôi dƣỡng-chăm sóc lợn nái mang thai 1 Chuồng nuôi lợn nái mang tha

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 60 - 62)

- Giai đoạn cho ăn hạn chế: Giai đoạn này từ khi nái đạt 5 tháng tuổi tới khi ná

56 ngày Sử dụng mắt nhìn hình của bụng heo có nổi khơng Nếu nghi ngờ không thai sử dụng máy siêu âm.

2.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng-chăm sóc lợn nái mang thai 1 Chuồng nuôi lợn nái mang tha

2.3.1. Chuồng nuôi lợn nái mang thai

Chuồng nuôi heo mang thai 0.65m x 2.0m :

Chuồng đƣợc làm bằng ống kẽm 2 mặt hoặc nhúng kẽm, kích thƣớc 0.65m x 2.0m. Mỗi chuồng sử dụng 1 máng và 1 núm uống riêng. Kiểu chuồng đứng trên sàn bê tông, dễ vệ sinh

65

Thời gian mang thai kéo dài khoảng 114 – 115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày). Nếu nái mang thai nhiều con sẽ có khả năng sinh từ ngày 113, nếu ít con có thể sinh từ ngày 115 – 118. Còn trƣờng hợp nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thƣờng rất khó ni con.

Mang thai là khoảng thời gian dài nhất trong một chu kỳ sản xuất của heo nái. Trong giai đoạn này, thức ăn tiêu thụ nhiều nhất và ảnh hƣởng lớn nhất đến hiệu quả ni nái sinh sản, nhƣng lại khó đo lƣờng ngay đƣợc nên thƣờng hay bị xem nhẹ dẫn đến thất bại trong chăn ni nái sinh sản. Vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả chăn ni nái sinh sản cao nhất thì cần phải có một chƣơng trình chăm sóc và ni dƣỡng nái mang thai sao cho đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng trƣởng, duy trì và dƣỡng thai của nái. Điều này địi hỏi ngƣời chăn ni phải nắm rõ quy trình ni dƣỡng và chăm sóc nái mang thai.

Dinh dƣỡng cho nái mang thai

Một chƣơng trình ni dƣỡng đúng sẽ phải đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng trƣởng, duy trì và dƣỡng thai của nái. Vì nếu khẩu phần ăn của nái mang thai bị thiếu dƣỡng chất sẽ gây ra những ảnh hƣởng xấu trên phôi thai (ở giai đoạn đầu mang thai) và trên heo con sơ sinh (ở giai đoạn cuối mang thai) nhƣ: tăng hiện tƣợng tiêu phơi, nái cịn ít thai sống khi đẻ thay vào đó lại chứa nhiều thai khơ (thai gỗ), heo con sơ sinh nhỏ, sức sống kém, tỷ lệ hao hụt cao, thể trạng nái gầy dẫn đến nuôi con không tốt, bản thân nái cũng sẽ dễ mắc bệnh, dễ bị bại liệt, yếu chân, chậm lên giống lại sau cai sữa...

Nhƣng nếu khẩu phần ăn dƣ thừa dƣỡng chất cũng sẽ gây nên tình trạng bào thai tăng trọng nhiều hoặc nái trở nên quá mập sẽ hạn chế khả năng sinh sản, khả năng tiết sữa và có nhiều nguy cơ gây chứng khó đẻ, kéo dài thời gian chờ phối, có khi mất khả năng sinh sản vì lý do nái lƣời rặn, đẻ chậm, đẻ khơng ra phải can thiệp kéo thai móc thai gây tổn thƣơng bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm, mất sữa, hoặc bị tắc nghẽn ống sinh dục (cổ tử cung, ống dẫn trứng) từ đó nái trở nên vơ sinh và sau khi

66

đẻ dễ mắc hội chứng M.M.A (Metritis, Mastitis, Agalactia: Viêm tử cung - Viêm vú - Mất sữa). Ngoài ra nái mập sẽ chịu nóng kém, dễ bị say nóng và trở nên vụng về dễ đè chết con. Những hậu quả trên là chƣa kể đến sự lãng phí về mặt kinh tế.

Từ những nguyên nhân trên dẫn đên khẩu phần ăn của nái mang thai phải cân bằng dƣỡng chất, tránh dƣ năng lƣợng, dƣ chất béo, tránh thiếu chất xơ vì sẽ làm nái mang thai bị táo bón, bào thai sẽ yếu, chết, nái dễ bị viêm vú, viêm tử cung và mất sữa sau khi sinh. Vì vậy ngƣời chăn ni cần lƣu ý những điểm sau:

+ Ngay sau khi phối giống nên hạn chế cho ăn, chỉ cho ăn đủ nhu cầu duy trì cho nái và phần nhỏ của bào thai.

+ Số lƣợng thức ăn khuyến cáo cho giai đoạn heo nái mang thai là: + Từ khi phối giống đến 90 ngày mang thai cho ăn 1,8 – 2,2 kg/ ngày.

+ Giai đoạn sau 90 ngày tức là trƣớc khi đẻ 23 ngày (107 ngày mang thai) tăng lƣợng cám cho ăn từ 2,5 – 3,2 kg/ con/ ngày.

+ Từ ngày 107 tới lúc đẻ cho heo nái ăn một lƣợng cám phù hợp, có thể giảm từ từ trƣớc đẻ vài ngày và tăng cám từ từ sau đẻ.

+ Thức ăn cho nái mang thai phải kiểm soát đƣợc độc tố nấm mốc và các chất dinh dƣỡng sao cho khơng gây táo bón, khơng nứt móng, chất lƣợng phải ổn định liên tục. + Thức ăn cho nái mang thai có bổ sung chất chiết xuất từ cây Yucca sẽ giúp tăng cƣờng trao đổi oxy, hạn chế đƣợc số thai chết non.

+ Thƣờng xuyên vệ sinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)