Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 159 - 161)

- Thao tác là m:

4. Bệnh ký sinh trùng các tổ chức khác

2.1.3. Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm là việc xác định nguyên nhân (và tên gọi) của hiện tƣợng bệnh lý đang có thơng qua các thủ tục mơ tả những hiện tƣợng bệnh lý đang gặp ở cá thể (bệnh) và ởquần thể (dịch) hoặc/và mô tả mầm bệnh đã đƣợc phân lập để so sánh những thuộc tính thu đƣợc đó với những thuộc tính của các bệnh/dịch hoặc mầm bệnh đã đƣợc mô tả, phân loại và định danh (đặt tên) và quy thuộc hiện tƣợng

165

bệnh lý đang có vào một nhóm hiện tƣợng bệnh lý đã đƣợc phân loại và đặt tên. Mơ tảcó thể dựa vào triệu chứng lâm sàng (chẩn đốn lâm sàng), bệnh tích (chẩn đốn giải phẫu bệnh lý), đặc điểm dịch học (chẩn đoán dịch tễ học) và các đặc điểm vi sinh vật học, huyết học, huyết thanh học, sinh học phân tử (chẩn đoán xét nghiệm). Nhƣvậy, ta gọi đƣợc tên bệnh đang có là nhờ vào việc xác định tính tƣơng đồng của các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh với các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh của những bệnh đã đặt tên từ trƣớc. Thủ tục chẩn đốn (giống nhƣ thủ tục nhận dạng) vì vậy đƣợc gọi là thủ tục đồng định (identification). Trên thực tế, quá trình quy thuộc đƣợc thực hiện qua hàng loạt bƣớc loại suy, ví dụ"vi khuẩn phân lập đƣợc nhuộm màu Gram âm vậy không thểlà Bacillushay một vi khuẩn Gram dƣơng nào khác". Do đó, chẩn đốn cịn là q trình giám biệt (differentiation), cịn các tính trạng quan trọng giúp chẩn đốn đƣợc gọi là những đặc điểm giám biệt. Tuy nhiên, nhiều khi thủ tục chẩn đoán chỉ là việc xác nhận sự hiện diện của một mầm bệnh (chẩn đoán bệnh nguyên học xác nhận kết quảchẩn đoán khác).

Đồng định, nhƣ vậy, không chỉ là"xác định", mà là xác định có định hƣớng trên Cơ sở những kiến thức đã biết trƣớc của nhà chuyên môn về các loại bệnh và/hoặc mầm bệnh. Hơn nữa đồng định có thể thất bại. Sau mọi nỗ lực đồng định, nếu đồng định vẫn thất bại, nhà chun mơn có thể đƣa ra giả thuyết về loại bệnh mới, chƣa đƣợc biết.

Trong điều tra dịch tễ học ngƣời ta nghiên cứu tốc độ truyền lây, tỷ lệ mắc bệnh mới, tỷ lệ lƣu hành bệnh, tỷ lệ tử vong, tuổi và giống phát bệnh chủ yếu, vùng phát sinh, yếu tố thời tiết, sinh sản dị thƣờng hoặc đẻ trứng dị thƣờng, giảm sản lƣợng sữa hoặc tỷ lệ đẻ trứng, thay đổi thức ăn, nhập động vật mới, sự truyền lây bệnh sang loại động vật khác, lịch sử tiêm phòng vacxin,... Đặc biệt, điều tra dịch học là hết sức quan trọng trong quá trình nhận biết bệnh truyền nhiễm phát sinh ở động vật đƣợc chăn nuôi tập trung dƣới cùng điều kiện mơi trƣờng.

166

chứng lâm sàng có thể đặc trƣng, và điều này giúp ích cho việc suy định mầm bệnh liên quan nhƣng cần chú ý rằng cũng có thể chúng tạo định kiến ở ngƣời xét nghiệm và làm lệch lạc kết quả do lựa chọn sai phƣơng pháp xét nghiệm, ví dụ, dùng phƣơng pháp vi khuẩn học để xét nghiệm động vật bệnh do ngộ độc hóa chất (nơng dƣợc,...). Chẩn đốn bệnh nguyên học là những thủ tục vi sinh vật học, huyết thanh học và sinh học phân tử,... nhằm xác định sự hiện diện của một loại mầm bệnh nào đó trong cơ thể bị bệnh. Đƣơng nhiên, quy thuộc yếu tố mầm bệnh nghi ngờ (với nhóm mầm bệnh đã biết) ở cấp độ càng chi tiết càng tốt: lồi gì, nhóm huyết thanh học nào, nhóm di truyền học phân tử nào,... là những câu hỏi thƣờng đặt ra và tìm cách trả lời. Để thực hiện nhanh chóng và chính xác các xét nghiệm chẩn đốn bệnh ngun học cần khảo cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám và đặc điểm dịch tễ để suy định những bệnh nguyên liên quan có thể gây nên bệnh dịch. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích, vị trí bệnh biến chủ yếu,... mà các bệnh truyền nhiễm động vật chia thành bệnh cơ quan hô hấp, bệnh hệ thần kinh trung ƣơng, bệnh cơ quan tiêu hóa, bệnh sinh khối u (ung thƣ), bệnh da, bệnh cơ quan sinh dục tiết niệu và các chứng bệnh trở ngại sinh sản (vô sinh, đẻ non,...). Chủng loại các mầm bệnh cũng có thể là vi khuẩn, virut, nấm, nguyên trùng hoặc ký sinh trùng khác. Hơn nữa các loại mầm bệnh khơng chỉ gây bệnh đơn thuần mà cịn có thể bệnh hỗn hợp hoặc kế phát làm bệnh chứng lâm sàng càng thêm phức tạp. Do đó, việc chọn lấy loại bệnh phẩm thích hợp với loại bệnh tật này hay khác và việc thu mẫu ảnh hƣởng lớn đến kết quả chẩn đoán. Trong trƣờng hợp nghi ngờ bệnh do cảm nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn, cần chú ý mở rộng giả thuyết về loại mầm bệnh mà lấy mẫu thích hợp để chẩn đoán cả bệnh cảm nhiễm virut và nấm,...

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)