Bệnh trƣớc khi sinh: Bệnh sẩy thai truyền nhiễm trên heo (Brucellosis)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 133 - 135)

- Thao tác là m:

1. Đặc tính tốt của lợn ni thịt

2.2 Bệnh trƣớc khi sinh: Bệnh sẩy thai truyền nhiễm trên heo (Brucellosis)

a. Nguyên nhân: Bệnh gây ra do vi trùng Brucella suis. Ơ gia súc cái vi khuẩn xâm nhập xảy ra qua đƣờng sinh dục rồi lan ra nhau thai và thai gây ra hiện tƣợng sẩy thai, sót nhau.

b. Phƣơng thức truyền lây:

Chủ yếu là đƣờng sinh dục, lây lan do con đực nhiễm bệnh phối giống hoặc do tinh trùng có mầm bệnh. Con cái là nguồn mang mầm bệnh, thải trùng và truyền bệnh mạnh. Bệnh có thể lây qua do bú sữa mẹ, vi khuẩn có nhiều trong núm nhau, nƣớc ối, tử cung, sữa…

c. Triệu chứng:

- Nếu lây qua quá tình giao phối hay thụ tinh thì sẽ gây sẩy thai sớm. Nếu nhiễm muộn hơn thì thƣờng gây chết lƣu thai, sẩy thai, đẻ non hoặc đẻ con tỷ lệ chết cao,

139 khó ni.

- Trƣớc khi sẩy thaiheo nái ỉa chảy, mệt, khơng ăn, âm hộ sƣng có nhiều dịch màu vàng hoặc lẫn máu đỏ chảy ra từ âm hộ heo nái nhiễm bệnh thƣờng sẩy thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12.

- Heo đực: Tinh hoàn viêm sƣng tấy, viêm bao chứa tinh trong khoảng 7 tuần sau khi nhiễm, và sau đó sẽ teo tinh hồn khoảng tuần thứ 18.

- Heo bị mắc bệnh có thể bị liệt nữa phần sau và đi khập khiễng. d. Bệnh tích

- Ở con cái: Tử cung bị phù nề, xuất huyết hoặc hoại tử. Trên bào thai của con cái bị sẩy thai có vỏ bọc thai dày lên và xuất huyết, núm nhau có nhiều điểm hoại tử, cuống rốn heo con có mủ lẫn máu.

- Con đực: tinh hoàn bị hoại tử hoặc abcess hoặc sƣng to có khi bị teo, heo đực có thể bị viêm khớp u mềm có mủ hoặc bã đậu thì phủ tạng gan, lách bị viêm sƣng, hoại tử.

Tinh hoàn heo đực bị sƣng to do nhiễm Brucella suis e. Phòng trị:

Phòng bệnh:

- Tẩy uế, vệ sinh sạch sẽ và định kỳ sát trùng kỹ bằng các chế phẩm: novacide hay novadine hay novasept.

- Nếu trong đàn có hiện tƣợng sẩy thai thì phải cách ly theo dõi nghiêm ngặt. Đối với những con bệnh thì nên loại thải vì bệnh có thể truyền từ mẹ sang con.

140

- Có thể dùng một trong các chế phẩm sau để phòng bệnh:

+ Nova-doxine: 1g/3 lít nƣớc hoặc 1g/1,5 kg thức ăn, trong 3 ngày.

+ Nova-bactrim 48%: 1g/3 lít nƣớc hoặc 1g/1,5 kg thức ăn, trong 2-3 ngày.

- Chăm sóc ni duỡng, bổ sung một trong các sản phẩm sau vào trong thức ăn để cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng và tăng sức đề kháng nhƣ:

+ Novamix 5 hoặc novamix 13: 2,5 g /tấn thức ăn, cho ăn liên tục. + Nova-c complex: 2g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục.

+ Nova-growth: 2kg/ tấn thức ăn, cho ăn liên tục.

+ Nova-breeder mix: 1kg/400 kg thức ăn, cho ăn liên tục. f. Điều trị:

- Bệnh lây lan qua ngƣời do đó đối với những con bệnh thì phải loại thải và tiêu hủy.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)